Trung Quốc tăng cường cải cách nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế nông thôn
Tuyên bố của Bắc Kinh, phát hành vào cuối ngày 19/2, được đưa ra sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ghi nhận mức tăng trưởng yếu nhất trong 28 năm vào 2018 và cuộc chiến thương mại dai dẳng với Washington.
"Với sự phức tạp từ áp lực suy thoái kinh thế gia tăng và những thay đổi cơ bản của môi trường bên ngoài, làm tốt lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là điều đặc biệt quan trọng", chính phủ cho biết trong tuyên bố.
Được biết đến là "Văn bản số 1", chính sách năm nay nhắc lại chiến lược trẻ hóa nông thôn - được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2017, để cải thiện mức thu nhập và chất lượng cuộc sống tại các vùng nông thôn của Trung Quốc.
Văn bản cũng nhấn mạnh kế hoạch thúc đẩy sản xuất đậu nành nội địa nhưng không đưa ra thông tin chi tiết.
Hôm 20/2, các chuyên gia phân tích trong ngành cho biết họ nóng lòng chờ đợi thông tin chi tiết hơn để đánh giá tầm ảnh hưởng của kế hoạch, vốn được Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc Han Changfu khởi xướng đầu tháng này.
Trung Quốc đã điều chỉnh cấu trúc mùa màng trong những năm gần đây, giảm hỗ trợ đối với ngô sau khi dự trữ quốc gia phình to, và tìm cách thúc đẩy trông thêm những loại hạt chứa dầu hầu như phải nhập khẩu.
Ảnh: Reuters. |
Tăng cường sản xuất ngũ cốc vì tác động của cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Mục tiêu này ngày càng trở nên quan trọng kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ, dẫn tới việc Trung Quốc đánh thuế quan lên đậu nành nhập khẩu, làm thắt chặt nguồn cung nội địa.
Trước đó, ông Han đã thúc giục các nhà chức trách tại phía đông bắc Trung Quốc hỗ trợ sản xuất đậu nành thông qua trợ cấp và kêu gọi trồng luân phiên đậu nành với các loại cây trồng khác gồm ngô và lúa mì.
Bắc Kinh cũng hướng tới hỗ trợ sản xuất hạt cải dầu tại đồng bằng châu thổ Trường Giang, theo tuyên bố.
Những năm trước, Trung Quốc đã kêu gọi ổn định sản xuất ngũ cốc, nhưng đồng thời tăng nhập khẩu nông sản bị thiếu trên thị trường nội địa.
"Tâm điểm hiện là duy trì công suất sản xuất, theo hướng chất lượng cao, và sử dụng thị trường quốc tế để bù đắp cho sự thiếu hụt về sản lượng", ông Even Rogers Pay, chuyên gia phân tích nông nghiệp tại Viện chính sách Trung Quốc, cho biết.
Nhập khẩu là một điều tích cực đối với các đối tác thương mại như Mỹ, theo bà Cherry Zhang, chuyên gia phân tích tại Shanghai JC Intelligence, người cho rằng điều này có khả năng dẫn tới việc Trung Quốc sẽ mua thêm các nông sản từ Mỹ.
Cổ phiếu của các công ty chăn nuôi gia súc Trung Quốc, cùng với những nhà sản xuất heo và gia cầm, tăng trong phiên giao dịch ngày 20/2 sau khi văn bản chính sách này được công bố.
Tuyên bố cũng đưa ra kế hoạch tăng tốc phát triển hệ thống chính sách trợ cấp trang trại mới và tiếp tục giải quyết tình trạng buôn lậu nông sản.
Ngoài ra, chính phủ có kế hoạch củng cố việc giám sát và kiểm soát sự bùng phát của dịch tả heo châu Phi, sau khi hơn 100 trường hợp được báo cáo tại Trung Quốc từ tháng 8/2018.
Triển vọng thị trường đậu nành Mỹ không thể khởi sắc khi thiếu Trung Quốc
Mặc dù bất ổn là vấn đề cố định, thậm chí cần thiết, trên thị trường hàng hóa, nhưng có lẽ chưa bao giờ lớn ... |
Đề xuất mới từ Trung Quốc tốt hơn một cuộc chiến thuế quan
Mặc dù các nhà đầu tư ngày càng lạc quan hơn về cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, vẫn có nhiều vấn đề ... |
Trung Quốc sẽ tái sử dụng đòn bẩy kinh tế trong năm 2019
Trung Quốc sẽ phải “nâng đỡ” nền kinh tế đang mang nhiều khoản nợ một lần nữa vào năm 2019 để giảm đợt suy yếu ... |
Các kế hoạch khác gồm tiếp tục giải quyết ô nhiễm nông thôn và thúc đẩy tái chế rác thải nông nghiệp như công ty phân bón và nông nghiệp.