|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc ngỏ ý mời Mỹ Latin tham gia vào dự án 'Một vành đai, Một con đường'

12:13 | 23/01/2018
Chia sẻ
Ngày 22/1, Trung Quốc ngỏ ý mời các quốc gia Mỹ Latin và vùng Caribe tham giao vào dự án “Một vành đai, Một con đường” như một phần trong thỏa thuận tăng cường hợp tác kinh tế và chính trị trong khu vực.
trung quoc ngo y moi my latin tham gia vao du an mot vanh dai mot con duong Trung Quốc: Mỹ mới là mối đe dọa thực sự đối với thương mại toàn cầu

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, khu vực này rất phù hợp với dự án được Trung Quốc phát triển để gia tăng hợp tác kinh tế và tài chính với những quốc gia đang phát triển.

“Trung Quốc sẽ luôn tuân thủ cam kết đi theo con đường phát triển hòa bình và chiến lược đôi bên cùng có lợi trong việc mở cửa nền kinh tế, đồng thời sẵn sàng chia sẽ sự phát triển với tất cả các quốc gia”, ông Vương phát biểu trong buổi gặp mặt giữa Trung Quốc và 33 thành viên của Cộng đồng các nước Mỹ Latin và vùng Caribe (CELAC).

Các đại diện đến từ Trung Quốc và CELAC đã ký một thỏa thuận chung nhằm mở rộng mối quan hệ trong lần gặp gỡ thứ hai giữa nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và CELAC, khối liên minh được hình thành tại Venezuela năm 2011, không gồm Mỹ và Canada.

Mặc dù chỉ có một vài chi tiết cụ thể, song thỏa thuận lần này là một phần của chính sách ngoại giao tăng cường và phát triển hơn của Trung Quốc đối với châu Mỹ Latin, khi nước Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, đang giữ lập trường bảo hộ.

Dự án “Một vành đai, Một con đường”, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất vào năm 2013, nhằm cam kết mở rộng sự liên kết giữa châu Á, châu Phi và châu Âu thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD.

Ông Vương nhấn mạnh những dự án nhằm cải thiện sự kết nối giữa đất liền và vùng biển, đồng thời chỉ ra sự cần thiết tham gia vào việc xây dựng những lộ trình hậu cần, điện và thông tin.

trung quoc ngo y moi my latin tham gia vao du an mot vanh dai mot con duong
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hội thảo hợp tác quốc để của dự án Vành đai, Con đường ngày 15/5/2017. Ảnh: Jason Lee/Pool/Getty Images

Ngoài ra, một bản tuyên bố được gọi là Santiago được đại biểu Trung Quốc và CELAC ký kết, cũng kêu gọi thúc đẩy thương mại và triển khai chiến dịch nhằm đối phó với sự biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Ngoại giao Chile Heraldo Munoz cho biết, thỏa thuận lần này đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử đàm phán giữa khối liên minh và Trung Quốc. Ông Heraldo cũng là người chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó.

“Trung Quốc đã nói ra điều rất quan trọng, đó là muốn trở thành một đối tác chiến lược của chúng ta tại Mỹ Latin và vùng Caribe, và chúng tôi rất vui mừng đón nhận điều đó. Lần gặp gỡ này đại diện cho sự phản đối chủ nghĩa bảo hộ và đơn phương”, ông Munoz phát biểu.

Theo CNBC, Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng của mình tại nước ngoài nhiều hơn kể từ khi ông Trump đắc cử, đưa ra Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) như một sự thay thế cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trung Quốc đã kiểm chứng sự thống trị của Mỹ tại châu Mỹ Latin bằng khoản đầu tư trị giá 250 tỷ USD cho khu vực trong hơn một thấp kỷ tới. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là đối tác thương mại của nhiều quốc gia trong khu vực, như Brazil, Chile và Argentina.

Tuy nhiên, ông Vương không đề cao ý tưởng của việc chạy đua về tầm ảnh hưởng.

“Thỏa thuận lần này không liên quan gì tới cạnh tranh địa chính trị, mà chỉ tuân theo quy tắc cùng phát triển thông qua thảo luận và hợp tác”, ông Vương cho biết.

Trong những năm gần đây, nhiều công ty Trung Quốc tham gia vào nhiều lĩnh vực khác gồm sản xuất ô tô, thương mại điện tử và kể cả kinh doanh công nghệ như dịch vụ gọi xe, thay vì chỉ mua các nguyên liệu thô từ châu Mỹ Latin.

“Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc là rất lớn, CELAC là một con đường khác để Brazil hợp tác với Trung Quốc. Cùng với nhau, chúng tôi có thể tìm ra nhiều lĩnh vực hợp tác khác”, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Brazil, ông Marcos Galvao cho biết.

Lyly Cao