|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc là mối đe dọa mới của thị trường mới nổi châu Á

17:32 | 04/07/2017
Chia sẻ
20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, Trung Quốc trở thành mối lo ngại lớn nhất của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. 
trung quoc la moi de doa moi cua thi truong moi noi chau a Khủng hoảng tài chính không còn là mối đe dọa của châu Á
trung quoc la moi de doa moi cua thi truong moi noi chau a Ngành ngân hàng Đông Nam Á đứng trước mối đe dọa từ Alibaba
trung quoc la moi de doa moi cua thi truong moi noi chau a

Vào ngày kỉ niệm 20 khủng hoảng tài chính châu Á, thông tin các thị trường chứng khoán mới nổi là một trong những tài sản hoạt động tốt nhất trong năm nay hoàn toàn có thể trấn an những quan điểm bi quan về nền kinh tế khu vực.

2 thập kỷ trước, ngay khi lễ hội mừng Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc kết thúc, đồng bath bị định giá quá cao của Thái Lan giảm sau khi, đồng rupiah của Indonesia và won của Korea đã đồng loạt trượt giá. Ngay sau đó, đồng ringgit của Malaysia, đô la Hồng Kông và Đài Loan cũng chịu áp lực.

Ngược lại, vấn đề châu Á lo ngại hiện tại là việc các đồng tiền trong khu vực bị đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, trao đổi thương mại có vẻ đang tăng lên, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu của các nhà sản xuất ở Đông Nam Á, cũng như những nhà máy sản xuất điện tử ở Hàn Quốc, Đài Loan, và dĩ nhiên Trung Quốc.

"Những yếu điểm dẫn đến khủng hoảng tài chính châu Á đã không còn hiện diện, và các nhân tố cơ bản của nền kinh tế đang trở nên tốt hơn rất nhiều", các chuyên gia phân tích ở ANZ cho biết.

Thực tế, số liệu từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IIF) chỉ ra, tháng 6 đánh dấu tháng thứ 7 liên tiếp dòng vốn từ các danh mục đầu tư nước ngoài rót vào thị trường mới nổi, đà tăng dài nhất kể từ năm 2014.

“Chúng tôi ước tính tổng dòng vốn chảy vào thị trường châu Á trong tháng 6 là 17,8 tỷ USD, với tổng dòng vốn chảy vào chứng khoán và các khoản nợ trong quý II đạt 5,6 tỷ USD. Tính cả quý I, nửa đầu năm 2017 là ghi nhận thời gian hoạt động tốt nhất củadòng vốn chảy vào thị trường mới nổi, giai đoạn tốt nhất kể từ 2014”, IIF cho biết. Ngoài ra, hầu hết dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi châu Á.

Mặc dù vậy, liệu rằng các nhà đầu tư đã lạc quan về sự thay đổi của châu Á. Chẳng hạn, thị trường châu Á không có nhiều phản ứng về quyết định tăng lãi suất vào tháng trước của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cũng như không lo lắng về chính sách thắt chặt từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). Nhưng, các nhà đầu tư sẽ dễ cảm thấy lạc quan nếu thị trường toàn cầu có đủ thanh khoản.

Các nhà đầu tư đã thống nhất nhận định về hai điều. Một là các chỉ số chính của lạm phát duy trì ở mức thấp, và hai là ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tạm dừng chu trình thắt chặt của họ. Thị trường có lẽ đã đúng về điều đầu tiên khi thế giới đang ở trong thời đại công nghệ, nhân tố chống lạm phát. Nhưng có thể đã nhầm về việc các nhà hoạch định chính sách của Fed lo ngại đến mức dừng quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ.

Thực tế là thị trường mới nổi vẫn nhạy cảm với việc lãi suất tăng. Gần 2.000 tỷ USD giá trị trái phiếu mới nổi và các khoản cho vay sẽ đáo hạn vào cuối năm 2018. Lãi suất của Mỹ tăng đồng nghĩa với việc đồng USD mạnh hơn, làm các khoản nợ bằng đồng USD của các công ty châu Á trở nên đắt hơn. Điều này có thể dẫn đến việc hạ bậc tín dụng ở thị trường mới nổi.

Ngoài ra, việc kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn có thể cứu các nền kinh tế châu Á. Theo lý thuyết, chu trình thắt chặt nên cho kết quả về một nền kinh tế sôi động và lạm phát sẽ trở lại. Nhưng điều này sẽ không xảy ra trong năm nay. GDP quý I của Mỹ là 1,4%. Gần một thập kỷ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, GDP của Mỹ vẫn chưa thể chạm 2 – 2,5%, mốc lạm phát khiến lãi suất tăng cao hơn.

Nếu Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Canada theo bước Fed, cũng bắt đầu tiến hành chính sách thắt chặt, thì tính thanh khoản có thể sẽ giảm. Đây là nhân tố giúp xoa dịu thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của Trung Quốc.

Trong khi thị trường kết luận rằng chính sách thắt chặt của PBOC chỉ là một hiện tượng nhắm tới các tổ chức tín dụng (phụ thuộc vào thị trường bán buôn hơn là tiền gửi trong quỹ của họ), thì mối đe dọa từ Trung Quốc đối với phần còn lại của châu Á đã vượt qua một chính sách tiền tệ đơn thuần.

Hai mươi năm trước, Trung Quốc, một trong những mối lo lớn nhất của thị trường khu vực, giảm giá đồng nhân dân tệ để cạnh tranh với các nền kinh tế Đông Nam Á, sau khi đồng tiền của các nước mất giá.

Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc đang trong đà nắm giữ toàn bộ chuỗi cung ứng điện tử, nhân tố chủ chốt cho sự bùng nổ sản xuất công nghiệp của nhiều nền kinh tế châu Á. Đồng thời, tham vọng mới của Bắc Kinh là để dịch vụ và tiêu thụ nội địa thúc đẩy lần tăng trưởng tiếp theo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Phần còn lại của khu vực sẽ không thể đuổi theo sự tăng trưởng của người hàng xóm khổng lồ này.

20 năm sau khủng hoảng tài chính châu Á, Trung Quốc đã trở thành sự cản trở lớn nhất đối với Đông Nam Á.

Lyly Cao