|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc khiến nợ vay của các nước đang phát triển đạt mức kỉ lục 55.000 tỉ USD

16:15 | 21/12/2019
Chia sẻ
Theo WB, vay nợ của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã lên mức kỉ lục 55.000 tỉ USD. Trong đó, Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này.
Nợ vay của các nước đang phát triển tăng lên mức kỉ lục 55.000 tỉ USD, Trung Quốc là nguyên nhân chính - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: The Guardian)

Tờ The Guardian dẫn báo cáo của World Bank (WB) cho biết các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) và thị trường mới nổi trong năm ngoái đã tăng các khoản vay nợ của họ lên mức kỉ lục 55.000 tỉ USD.

Đây là mức vay nợ lớn nhất, nhanh nhất và có qui mô ảnh hưởng rộng lớn trong gần 5 thập kỉ qua, WB cảnh báo.

Theo WB, Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới mức tăng trưởng này. 

Ngân hàng Thế giới cho biết Trung Quốc, nơi tỉ lệ nợ trên GDP đã tăng 72% kể từ năm 2010 lên 255%, chiếm một phần lớn trong số nợ trên.

Tuy nhiên, ngay cả khi các khoản nợ của Trung Quốc bị loại khỏi phân tích, tỉ lệ nợ tại các nước đang phát triển vẫn tăng lên đáng kể. Trong đó, tỉ lệ này của các nước EMDE cao gấp đôi mức ghi nhận trong năm 2007.

"Điều này đặt ra những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách chưa từng phải giải quyết trước đây", báo cáo của WB nhấn mạnh.

WB cũng cho biết hầu hết các nước trong số 100 quốc gia thuộc phạm vi phân tích, đánh giá của họ đều xảy ra tình trạng này khi các tổ chức công cũng như tư nhân đang ngày càng lệ thuộc hơn vào những khoản vay.

Các phân tích trong báo cáo nghiên cứu có tên Global Waves of Debt (tạm dịch: Các làn sóng vay nợ toàn cầu) đánh giá về 4 giai đoạn tích tụ nợ nần từ năm 1970 đến này cho thấy tỉ lệ nợ so với GDP của các nước đang phát triển đã tăng từ 54% lên 168% kể từ khi việc tích lũy nợ bắt đầu vào năm 2010.

Nợ vay nằm dưới mọi dạng thức gồm nợ tiêu dùng, nợ doanh nghiệp và nợ chính phủ. Điều này tạo ra áp lực trả nợ, chủ yếu là cho các ngân hàng và các quĩ đầu tư quốc tế, đã và đang dồn lên mọi thành phần của nền kinh tế.

Báo cáo của WB cũng chỉ ra tỉ lệ vay nợ so với GDP của 100 quốc gia trong phạm vi nghiên cứu đã tăng bình quân khoảng 7%/năm, mức tăng này nhanh gần gấp 3 lần so với những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng nợ của châu Mỹ Latin vào thập niên 1980.

Bà Ceyla Pazarbaşioğlu, phó chủ tịch phụ trách phát triển bình đẳng, tài chính và các tổ chức của WB, cảnh báo: "Lịch sử đã chứng minh các khoản vay nợ lớn tăng vọt thường đi cùng với các cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước đang phát triển và gây ra thiệt hại rất lớn cho người dân".

"Các nhà hoạch định chính sách cần khẩn trươnghành động để củng cố tính ổn định trong vay nợ và giảm nguy cơ rơi vào những cú sốc kinh tế", bà Ceyla Pazarbaşioğlu khuyến cáo.

Cũng theo báo cáo của WB, việc các ngân hàng trung ương đã áp dụng rộng rãi các mức lãi suất thấp kể từ năm 2008 để giải quyết tình trạng lạm phát thấp góp phần giảm bớt nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính ngay lúc này.

Tuy nhiên, báo cáo lập luận, kinh nghiệm của 50 năm qua cho thấy những nguy cơ từ việc quá tự tin rằng lãi suất và lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp.

Kể từ năm 1970, khoảng một nửa trong số 521 giai đoạn tăng trưởng nợ nhanh chóng ở các nước đang phát triển đã đi kèm với các cuộc khủng hoảng tài chính, làm suy yếu đáng kể thu nhập và đầu tư bình quân trên đầu người.

Các giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới trước đây từng khuyến nghị những nước thu nhập thấp chỉ nên vay trên thị trường tiền tệ quốc tế để tài trợ cho hoạt động đầu tư và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. 

Mặc dù vậy, kể từ khi giá hàng hóa giảm trong năm 2015, nhiều quốc gia đã sử dụng vốn vay để tài trợ cho các khoản thanh toán phúc lợi, giáo dục, chi phí y tế và cứu trợ thảm họa.

Ngoài ra, nhiều nước cũng ưa thích vay vốn của Trung Quốc; trong đó áp dụng các điều khoản bí mật và yêu cầu tài sản thế chấp, điều này che khuất qui mô và bản chất của các khoản nợ.

Quốc Thụy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.