|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam

20:39 | 31/05/2019
Chia sẻ
Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc giảm từ 42,4% trong quý I/2018, xuống còn 36,1% trong quý I/2019.

TCCTThị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc giảm từ 42,4% trong quý I/2018, xuống còn 36,1% trong quý I/2019.

Xuất khẩu cà phê cán mốc 3,5 tỷ USD trong năm 2018 Năm 2018, xuất khẩu cà phê sang ASEAN tăng mạnh Xuất khẩu cà phê giảm so với cùng kỳ 2018

Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam - Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Trung Quốc quý I/2019 đạt 14.294 tấn, trị giá 56,64 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với quý IV/2018; tăng 17,6% về lượng, nhưng giảm 29,4% về trị giá so với quý I/2018.

Quý I/2019, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chủ yếu như: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Ê-ti-ô-pi-a, Ý, Hoa Kỳ, Goa-tê-ma-la, nhưng tăng nhập khẩu từ Bra-xin.

Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Trung Quốc trong quý I/2019, đạt 5,1 nghìn tấn, trị giá 8,3 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 36,2% về trị giá so với quý IV/2018, giảm 75,7% về lượng và giảm 75,2% về trị giá so với quý I/2018. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc giảm từ 42,4% trong quý I/2018, xuống còn 36,1% trong quý I/2019.

Bra-xin là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong quý I/2019, đạt 3.191 tấn, trị giá 9,71 triệu USD, tăng 52% về lượng và tăng 55,3% về trị giá so với quý IV/2018, tăng 212,7% về lượng và tăng 201,8% về trị giá so với quý I/2018. Thị phần cà phê Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc tăng từ 8,4% trong quý I/2018, lên 22,3% trong quý I/2019.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, người dân Trung Quốc tiêu thụ 4,5 tỷ cốc cà phê mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ 133,9 tỷ cốc mỗi năm của người dân Hoa Kỳ. Từ năm 2014 – 2019, tiêu thụ cà phê của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng khoảng 18%, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế nước này có dấu hiệu chậm lại, trong khi nhu cầu cà phê của Hoa Kỳ được dự báo chỉ tăng 0,9%.

Theo báo cáo của Ngân hàng Barclays, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cà phê của Trung Quốc trong thời gian từ nay đến năm 2020 có thể cao gấp 3 lần trong 5 năm qua. Đáng chú ý, với dân số lên tới 1,42 tỷ người, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất hàng loạt hàng hóa cơ bản, trong đó tiêu thụ khoảng 30% sản lượng gạo toàn cầu, nhưng chỉ 1% số người uống cà phê trên thế giới là người Trung Quốc. Chính vì vậy, Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng lớn đối với ngành cà phê toàn cầu nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 5/2019 đạt gần 64 nghìn tấn, trị giá 104,19 triệu USD, giảm 8,9% về lượng và giảm 11,7% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 4/2019, so với 15 ngày đầu tháng 5/2018 giảm 9,3% về lượng và giảm 25% về trị giá. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2019, xuất khẩu cà phê đạt 695,5 nghìn tấn, trị giá 1,196 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Hoàng Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.