|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc cắt giảm mạnh thuế và phí cho doanh nghiệp trong năm nay

06:59 | 26/09/2019
Chia sẻ
Các chính sách cắt giảm thuế và phí của Bắc Kinh nhằm kích thích hoạt động trên thị trường, tăng cường niềm tin thị trường cũng như thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc cắt giảm mạnh thuế và phí cho doanh nghiệp trong năm nay - Ảnh 1.

Đồng tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 24/9, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo nước này cắt giảm lượng thuế và phí “chưa từng có” cho doanh nghiệp trong giai đoạn từ tháng 1-7/2019 với tổng giá trị đạt 1.350 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 189 tỷ USD.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn cho rằng các chính sách cắt giảm thuế và phí gần như cho tất cả mọi người khi hầu như toàn bộ người nộp thuế và phí sẽ được hưởng lợi từ chính sách cắt giảm này trong năm nay.

Cụ thể, số tiền thuế được cắt giảm đạt 1.170 tỷ nhân dân tệ. Trong đó, khu vực tư nhân chiếm đến 63% tổng số tiền thuế được cắt giảm. Nếu tính theo ngành công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất được cắt giảm thuế nhiều nhất khi chiếm đến 31% tổng số tiền thuế được cắt giảm, tương đương 364,8 tỷ nhân dân tệ.

Theo Bộ trưởng Lưu Côn, các chính sách cắt giảm thuế và phí của Bắc Kinh nhằm kích thích hoạt động trên thị trường, tăng cường niềm tin thị trường cũng như thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Bộ trưởng Lưu Côn cho hay trong giai đoạn từ tháng 1-8/2019 mỗi ngày cả nước trung bình có 19.000 doanh nghiệp mới đăng ký thành lập và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Một báo cáo việc làm mới đây cho thấy Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu giảm gần 2.000 tỷ nhân dân tệ thuế và mức đóng  bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp trong năm nay.

Trong năm 2018, tổng lượng thuế và phí mà doanh nghiệp Trung Quốc được cắt giảm vào khoảng 1.300 tỷ nhân dân tệ.

Q.Chung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.