|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trữ lượng rừng gỗ của Việt Nam hiện còn trên 1,1 tỷ m3

16:02 | 20/07/2017
Chia sẻ
Sáng nay 20/7 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị tổng kết dự án 3 năm kiểm kê và điều tra diện tích, hiện trạng rừng trên cả nước.

Theo báo cáo Tổng kết 4 năm thực hiện dự án tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc (2013-2016), 60 tỉnh thành đã kiểm kê trên 7,1 triệu lô rừng, hoàn thành 100% diện tích rừng, đất lâm nghiệp toàn quốc.

Theo đó, dự án đã xây dựng hệ thống biểu số liệu theo các cấp hành chính; hoàn thành trên 9.000 bản đồ kiểm kê rừng các cấp. Toàn bộ các chủ rừng và cấp hành chính xã, huyện, tỉnh được lập hồ sơ quản lý rừng và đất lâm nghiệp với trên 1,1 triệu hồ sơ.

Tính đến hết năm 2016, cả nước có 14.377.682 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên là 10.242.141 ha và rừng trồng là 4.135.541ha. Nếu tính so với tổng diện tích tự nhiên toàn quốc là 33.095.250 ha thì hiện nay tỷ lệ độ che phủ là 41,19%. Trữ lượng rừng gỗ của cả nước trên 1,1 tỷ m3.

Khu vực có độ che phủ lớn nhất là Bắc Trung bộ với 56,46% và Đông Bắc với 54,58%. Đứng sau là Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Tây Nam bộ chỉ đạt 4,36% và cũng là mức thấp nhất. Tuy nhiên vùng Đông Bắc là nơi đang có diện tích rừng lớn nhất.

tru luong rung go cua viet nam hien con tren 11 ty m3
Hết 2016, Việt Nam có 14.377.682 ha rừng. Ảnh: CAND.

Trong hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên thì có 8.839.154 ha rừng gỗ, 241.610 ha rừng tre nứa thuần và 1.156.589 ha rừng hỗn hợp gỗ và tre nứa, 4.787 ha rừng cau dừa. Tuy nhiên, trong số 8.839.154 ha rừng tự nhiên thì chỉ có 8,7% là rừng giàu.

Giai đoạn từ năm 2011-2016, diện tích rừng cả nước tăng trên 989.600 ha, bình quân 160.000 ha/năm. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên giảm trên 62.675 ha; diện tích rừng trồng tăng trên 1 triệu ha; độ che phủ rừng tăng 1,69%, bình quân 0,28%/năm. Bộ trưởng Bộ NNPTNT khẳng định mục tiêu đến năm 2020 phải nâng độ che phủ rừng lên 42% trở lên.

Tô Đức

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.