|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Triển vọng bay của Bamboo Airways: Quả bóng vẫn trong chân 'tiền đạo' Trịnh Văn Quyết

09:16 | 06/04/2018
Chia sẻ
Bộ Tài chính đã xác nhận số dư hơn 700 tỷ đồng trong tài khoản của Bamboo Airways ứng với vốn điều lệ, nhưng đòi hỏi vốn lưu động, tính khả thi của phương án kinh doanh là điều ông Trịnh Văn Quyết phải giải nếu muốn Bamboo Airways cất cánh.
trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet Bamboo Airways có thể được cấp phép cuối 2019, cuộc chiến giành thị phần sắp bùng nổ?
trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet FLC và Airbus ký bản ghi nhớ mua 24 máy bay cho Bamboo Airways
trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet Hàng không VietBamboo Airlines của FLC đặt trụ sở tại Bình Định

Bản ghi nhớ (MOU) về việc mua 24 máy bay A321NEO giữa Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã: FLC) và Tập đoàn Airbus vừa được ký kết phục vụ cho hãng hàng không Bamboo Airways của Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines).

Động thái này diễn ra khi hồ sơ xin cấp phép bay của Bamboo Airways đang nằm trên bàn thẩm định của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Mới đây, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, các quy hoạch được nới lỏng để phù hợp với tốc độ phát triển của ngành hàng không trong những năm qua, và mở đường cho ngành này trong hơn 10 năm tới.

trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet
Mẫu máy bay A321NEO Hàng không Tre Việt đặt mua của Airbus (Ảnh: FLC)

Đường băng cất cánh của Bamboo Airways không phải là bất khả thi, nhưng vẫn còn nhiều lời giải dành cho FLC và ông chủ Trịnh Văn Quyết để điều này trở thành hiện thực.

Vốn cố định 700 tỷ đồng đã có, nhưng cần lời giải vốn lưu động

Theo nguồn tin của chúng tôi, Bộ Tài chính đã xác nhận số dư tiền gửi của Bamboo Airways tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân thời điểm ngày 21/8/2017 là 700,3 tỷ đồng và đã góp đủ vốn điều lệ theo Hồ sơ ban đầu.

Bamboo Airways cũng cam kết là Công ty không có dự án nào đang được triển khai, đầu tư. Điều này để đảm bảo số vốn pháp định này không bị dùng sai mục đích.

Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 92 ban hành năm 2016 thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển.

Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh qua hồ sơ dự án đầu tư của Bamboo Airways thì với quy mô vốn chỉ có 700 tỷ đồng là vốn cố định, không có vốn lưu động, lỗ hai năm đầu (2019, 2020) là trên 4 triệu USD thì Công ty sẽ không thể đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hàng không.

Bộ cho biết điều này không đáp ứng được điều kiện về mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì hoạt động vận tải. Theo đó, Bộ yêu cầu Hàng không Tre Việt bổ sung thuyết minh về khả năng đáp ứng quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì hoạt động.

Cũng đưa ra ý kiến về dự án đầu tư của Bamboo Airways, Bộ Tài chính cho biết kinh doanh vận chuyển hàng không là đặc thù, việc đầu tư không gắn với hình thành tài sản cố định như đối với các dự án đầu tư xây dựng thông thường (thuê đội tàu bay, không sở hữu), chi phí thực hiện ngoài thuê tàu bay chủ yếu tập trung vào tổ chức bộ máy vận hành mang tính chi thường xuyên.

Vì vậy bản chất đây là phương án kinh doanh, song mới mang tính nguyên tắc do nhiều nội dung nhà đầu tư đề xuất chưa cụ thể như yêu cầu khi xem xét giấy phép kinh doanh.

Sự cần thiết của Bamboo Airways hay tính khả thi của bài toán kinh doanh?

Điểm quan trọng, mục đích chính hoạt động của Bamboo Airways là để vận hành khách du lịch, hàng hoá đến/đi và kết nối các điểm du lịch của Tập đoàn FLC trong nước.

Như vậy, kết quả kinh doanh của Bamboo Airways phụ thuộc vào kế hoạch và kết quả kinh doanh của FLC.

Vì điều này, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung phân tích cụ thể nội dung này để phân tích hiệu quả đầu tư dự án, đồng thời.

Bộ Tài chính cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Định và phía Bamboo Airways đánh giá rõ hơn tính cần thiết triển khai dự án cùng với cơ sở lựa chọn địa điểm đầu tư là Phù Cát, Bình Định.

Phía Bamboo Airways cũng cần phân tích, đánh giá kỹ lợi thế cạnh tranh và đưa ra các dự báo gồm khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hoá nội địa và quốc tế theo mùa vụ, địa điểm.

Đặc biệt cần dự báo lưu lượng khách dư lịch tới Bình Định làm cơ sở khẳng định sự cần thiết của dự án.

Bức tranh u ám của phân khúc ngách ngành hàng không

trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet

Bamboo Airways gia nhập ngành hàng không đặc biệt là chọn phân khúc ngách trong thời điểm hàng loạt đơn vị tư nhân khác phải rời cuộc chơi, nơi miếng bánh không dành cho tất cả.

Cuối tháng 3/2014, hãng hàng không mang tên "Sếu đầu đỏ" Air Mekong cũng đã khai tử do năm 2012 và 2013 kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi đó giá xăng xầu, tiền thuê phi công cao khiến chi phí đội lên, thu không thể bù chi.

Air Mekong chính thức bay vào tháng 10/2010 với 4 tàu bay thương mại, thực hiện nhiều chuyến bay ở phân khúc ngách tới hải đảo (Phú Quốc, Côn Đảo) và Tây Nguyên. Từng là một trong những hãng hàng không giá rẻ cạnh tranh cùng VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines với số vốn ban đầu là 200 tỷ đồng bởi nhiều nhà đầu tư Việt Nam, trong đó người đứng đầu là BIM Group.

Lên kế hoạch lỗ trong 3 năm đầu hoạt động, nhưng có lẽ BIM Group đã không thể trụ nổi khi trong 2 năm đầu khoản lỗ được ước tính khoảng 800 - 1.000 tỷ đồng và đã quyết định chấm dứt hoạt động.

Hay trước đó, hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines của Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương thuộc ông chủ Hà Dũng cũng đã phải rời cuộc chơi vào tháng 10/2009 sau một năm hoạt động và ôm một loạt các khoản nợ với các bên liên quan.

Có thể nói miếng bánh thị phần ngành hàng không hiện nay đang khá cô đặc, chủ yếu nằm trong tay hai người khổng lồ là Vietnam Airlines và Vietjet Air.

Vào thời điểm cuối năm 2017, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) ước tính Vietnam Airlines nắm 43% thị phần nội địa và 28% thị phần quốc tế trong khi đó Vietjet Air nắm 42% thị phần nội địa và 11% thị phần quốc tế.

Chứng khoán HSC ước tính Bamboo Airways có thể giành được 0,9 - 4,2% thị phần trong nước và 0,7 - 1,6% thị phần quốc tế trong giai đoạn 2019 - 2025 nếu hãng bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2019.

Sự thành công của Bamboo Airways sẽ phụ thuộc vào khả năng giành được vị trí và khung giờ cất hạ cánh hấp dẫn tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, là hai sân bay đang chiếm ưu thế, HSC nhận định.

Tuy nhiên, sự quá tải của Tân Sơn Nhất là một vấn đề lớn chưa thể giải quyết trong vài năm tới. Cơ hội cho Bamboo Airways ở Tân Sơn Nhất không nhiều.

trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet FLC và Airbus ký bản ghi nhớ mua 24 máy bay cho Bamboo Airways

Theo tin từ Tập đoàn FLC, ngày 26/3 Bản ghi nhớ (MOU) về việc mua 24 máy bay A321NEO giữa Tập đoàn FLC và Tập đoàn ...

trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet Hàng không VietBamboo Airlines của FLC đặt trụ sở tại Bình Định

Hãng hàng không VietBamboo Airlines của FLC đặt trụ sở tại Bình Đinh và chưa bổ sung giấy xác nhận phong toả tài khoản 700 ...

trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet Ông Trịnh Văn Quyết: Năm 2022 Bamboo Airways sẽ hoạt động, đã đàm phán với Airbus và Boeing

Phát biểu trên của ông Trịnh Văn Quyết được chia sẻ với tờ Nikkei Asia Review về tham vọng mở rộng kinh doanh từ bất động ...

trien vong bay cua bamboo airways qua bong van trong chan tien dao trinh van quyet FLC cũng muốn bay

FLC dự kiến thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt với tên viết tắt là Viet Bamboo Airlines.

Hoàng Kiều