|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trao đổi thương mại Nga-Trung ước vượt mốc 100 tỷ USD năm 2018

20:45 | 19/04/2018
Chia sẻ
Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc có thể vượt mốc 100 tỷ USD trong năm 2018, sau khi tăng gần 30% trong quý I/2018.
trao doi thuong mai nga trung uoc vuot moc 100 ty usd nam 2018
Trao đổi thương mại Nga-Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh. (Ảnh: RT)

Theo Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc có thể vượt mốc 100 tỷ USD trong năm 2018, sau khi tăng gần 30% trong quý I/2018.

Ông Gao Feng nhấn mạnh quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc đang phát triển vững mạnh và không bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Trong vài năm gần đây, quan hệ thương mại và kinh tế song phương đã tăng tốc mạnh, qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư và hợp tác trong những dự án chiến lược.

Theo đó, năm 2017, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước tăng 20,8% so với năm trước đó, đạt 84,07 tỷ USD, giúp Trung Quốc duy trì vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Nga năm thứ tám liên tiếp. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn để tối ưu hóa cơ cấu thương mại song phương thông qua việc mở rộng giao thương các sản phẩm về điện, máy móc và công nghệ cao.., ông Gao nói thêm.

Trong một thông tin có liên quan, ngày 18/4, hãng tin Tass của Nga dẫn nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp - quốc phòng nước này cho biết dự kiến từ tháng 5-6/2018, Nga sẽ ký với Trung Quốc hợp đồng sản xuất máy bay trực thăng vận tải hạng nặng (AHL). Hiện hợp đồng đang ở giai đoạn thống nhất về giá cả và trình tự thanh toán. Giá trị hợp đồng không được tiết lộ.

Thỏa thuận về chương trình phát triển trực thăng hạng nặng đã được ký hồi tháng 6/2016, trong chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo thỏa thuận này, hãng Rostec sẽ đầu tư trực tiếp vào dự án và phát triển các hệ thống riêng biệt cho máy bay mới.

Minh Trang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.