Trả lại tên cho tôi
Nhiều khách hàng chọn vay tiêu dùng để mua các sản phẩm công nghệ. Ảnh: Thành Hoa. |
Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất đối với Thông tư 43 chính là xử lý vấn đề lãi suất. Theo điều 9, lãi suất cho vay được áp dụng theo quy định của NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (liên quan đến Thông tư số 39/2016/TT-NHNN) dựa trên nguyên tắc thỏa thuận về mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi. Công ty tài chính chỉ có trách nhiệm công bố mức lãi suất cao nhất hoặc thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng mà không bị bất kỳ giới hạn nào về việc ấn định mức lãi suất với khách hàng. Quy định này mâu thuẫn với điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trong đó giới hạn lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm.
Mỗi bên trong quan hệ giao dịch tài chính tiêu dùng đều có lý lẽ và căn cứ pháp luật của riêng mình. Người đi vay luôn muốn hưởng mức lãi suất hợp lý, tốt nhất là không vượt quá giới hạn 20%/năm theo điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Ở phía ngược lại, có đủ lý do để tin rằng người cho vay là các công ty tài chính sẽ tranh thủ vận dụng nguyên tắc lãi suất thỏa thuận sao cho có lợi cho mình nhất, miễn là không chạm đến ngưỡng 100%/năm (ngưỡng lãi suất mà điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 định danh là hành vi cho vay nặng lãi). Rắc rối phát sinh ở chỗ khi thụ lý các tranh chấp về hợp đồng tín dụng, do khuôn khổ pháp lý còn tù mù, không loại trừ việc tòa án hoàn toàn có quyền vận dụng các điều luật từ nhiều bộ luật khác nhau, điều này sẽ dẫn đến những phán quyết bất lợi, không rõ ràng hoặc không chắc chắn cho một bên có liên quan.
Theo Thông tư 43, lãi suất cho vay dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Điều này mâu thuẫn với điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trong đó giới hạn lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. |
Trong cơ chế thị trường, vị thế người tiêu dùng luôn được xem là tối thượng, với những khẩu hiệu quá đỗi quen thuộc, như “Khách hàng là thượng đế, khách hàng luôn luôn đúng...”. Lý thuyết là vậy nhưng xem ra so với thực tiễn thì vẫn còn khoảng cách khá xa. Không thiếu các trường hợp ưu đãi biến thành ngược đãi. Thời nay, nhiều khách hàng giao dịch với ngân hàng được săn đón bởi các chiêu khuyến mãi rầm rộ, gửi hoặc nhận tiền có thưởng, vay vốn lãi suất thấp, kỳ hạn dài... Nhưng nếu không đọc và hiểu biết rõ thông tin, thiếu tư vấn pháp lý khách quan, chính xác, đôi khi khách hàng phải chuốc lấy những thiệt hại dở khóc dở cười. Với Thông tư 43, có vẻ như vị thế người vay tiêu dùng so với trước đây bước đầu được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định họ là nhân vật trung tâm của lĩnh vực tài chính tiêu dùng, nếu không muốn nói là còn nhiều bất lợi, bởi bên sở hữu tiền vẫn đang là người nắm giữ lợi thế cuộc chơi.
Có một thực tế là nhận thức chung về lĩnh vực tài chính tiêu dùng ở nước ta đôi khi còn bị ngộ nhận một cách đáng tiếc. Trong thể chế kinh tế thị trường phát triển, tài chính tiêu dùng luôn là lĩnh vực được chú trọng, hướng đến mục tiêu mở rộng các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao mức tiêu dùng của người dân. Nếu như các ngân hàng thương mại có nhiệm vụ tập trung hỗ trợ trực tiếp dòng tiền cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thì các công ty tài chính có vai trò gián tiếp thúc đẩy vòng quay tồn kho, luân chuyển đồng vốn xã hội. Sự phân công chức năng này nếu biết cách tổ chức và điều chỉnh một cách chuyên nghiệp sẽ là tấm đệm vững vàng để hỗ trợ nền kinh tế cất cánh, tạo ra mối tương tác tiền - hàng chặt chẽ mà không làm phương hại lẫn nhau.
Dư luận lâu nay khi đề cập đến lĩnh vực tài chính tiêu dùng thường đánh đồng với tệ nạn cho vay cắt cổ hoặc xem đó là kênh cấp tín dụng cạnh tranh thiếu lành mạnh với hệ thống ngân hàng. Nếu các công ty tài chính cứ viện dẫn lý do cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao thì rốt cuộc họ sẽ bị cuốn mãi vào vòng xoáy áp đặt lãi suất cao, tự đánh mất uy tín của mình. Về phía khách hàng vay tiền, cần nhận thức đầy đủ rằng nếu không có thái độ tuân thủ pháp luật nghiêm túc, không biết gìn giữ uy tín cho lịch sử thanh toán cá nhân thì trong tương lai chắc chắn sẽ bị phong tỏa, không có cơ hội tiếp cận bất kỳ nguồn vốn tín dụng nào.
Đã đến lúc cần phải thừa nhận vai trò trung gian thuần túy, ngày càng quan trọng của các công ty tài chính tiêu dùng đối với câu chuyện quốc kế dân sinh. Tương lai phát triển bền vững, mục tiêu tối hậu của các công ty này không phải là lợi nhuận cao bằng mọi giá hay biên độ lãi suất lớn, mà chính là cơ hội tiếp cận một thị phần vô cùng đa dạng, rộng lớn, đặc biệt đối với các tầng lớp trung lưu, thị dân, công nhân lao động, sinh viên học sinh... đang trong giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ “dân số vàng” ở Việt Nam. Nếu giải được bài toán này thì chắc chắn sẽ giải tỏa được những ngộ nhận, tai tiếng, góp phần trả lại uy tín và thanh danh cho hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng, cũng như trả lại vị thế đáng được tôn vinh của người vay tiêu dùng.
Tâm Dân
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/