|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

TPHCM: Doanh thu tháng 4 từ dịch vụ lữ hành bằng 'không', lưu trú giảm 88,2%

17:30 | 03/05/2020
Chia sẻ
Đại dịch COVID-19 đã đem đến tác động quá lớn cho ngành du lịch TPHCM. Trong tháng 4 vừa qua, trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước...
TPHCM: Doanh thu tháng 4 từ dịch vụ lữ hành bằng 'không', lưu trú giảm 88,2% - Ảnh 1.

Bên ngoài một khách sạn 4 sao ở TPHCM. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú của TPHCM trong tháng 4 giảm đến 88,2% so với cùng kỳ. Ảnh: Đào Loan

Theo số liệu từ Cục Thống kê TPHCM, mảng dịch vụ lữ hành đã chịu thiệt hại nặng nề từ Covid-19. Tháng 4 vừa qua, mảng dịch vụ này không phát sinh doanh thu trong khi cùng kỳ năm ngoái, dịch vụ lữ hành đã mang về cho TPHCM 2.279 tỉ đồng.

Mảng dịch vụ lưu trú trong tháng 4 cũng không khá hơn khi doanh thu giảm đến 88,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện các cơ sở lưu trú chỉ còn khách thuê theo giờ, một số khác ở khách sạn trong thời gian chữa bệnh tại TPHCM và khách quốc tế chưa thể về nước.

Doanh thu dịch vụ ăn uống cũng giảm đến 88,5% so với tháng 4-2019. Tổng cộng, trong tháng 4 này, dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ mang về cho thành phố 1.306 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái là 9.136 tỉ đồng.

Theo ghi nhận của TBKTSG Online, hiện tại, các doanh nghiệp lữ hành tại TPHCM chỉ mới có một số chuyển động dành cho thị trường nội địa. Thị trường cũng đã có một số phản hồi nhưng thực sự tích cực.

Ông Nguyễn Ngọc An, Phó tổng giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour, cho biết công ty đã khởi động lại một phần dịch vụ gồm dịch vụ cho thuê xe và bán vé máy bay trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 nhưng chưa có nhiều khách du lịch thuần túy. Phần lớn người sử dụng dịch vụ là khách công vụ.

"Sau lễ này, chúng tôi sẽ khởi động dịch vụ tour nhưng chỉ dừng lại ở các tour dành cho nhóm gia đình, bảo đảm các tiêu chí an toàn cho khách trong tình hình dịch bệnh vẫn còn", ông An nói.

Nhiều khách sạn ở TPHCM cũng đưa ra thông tin khá u ám, cho biết thị trường trong nước, phân khúc khách công vụ hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Trong khi đó, thị trường quốc tế hiện vẫn chưa có hồi âm vì hàng không chưa nối chuyến và tình hình dịch bệnh bên ngoài vẫn còn rất phức tạp.

"Từ lâu nay, chúng tôi gần như không có khách mới, chỉ là những người còn kẹt lại do dịch bệnh nên công suất phòng lúc nào cũng chỉ 5%", nguồn tin từ một khách sạn ngay tại trung tâm thành phố nói.

Hiện tại, nhiều khách sạn đang có chương trình phục hồi sau dịch, nhắm đến lượng khách quan trọng ở thị trường nội địa và đang chuẩn bị đưa ra các gói dịch vụ dành cho những khách hàng này.

Đào Loan

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.