|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP Hồ Chí Minh: Hàng bình ổn đủ lực kiềm chế giá cả hàng Tết

21:21 | 31/10/2019
Chia sẻ
Vào thời diện hiện tại, các doanh nghiệp (DN) chủ lực trong chương trình hàng bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh đã thực hiện cơ bản kế hoạch sản xuất, trữ hàng để tham gia thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP  Hồ Chí Minh - cho biết, cho đến thời điểm này, các DN tham gia chương trình hàng bình ổn thị trường của thành phố đã sẵn sàng để phục vụ cho mùa mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. 

Theo báo cáo từ các DN, năm nay hàng bình ổn thị trường có thêm nhiều chủng loại mới, mẫu mã đa dạng, chất lượng không ngừng được tăng lên, đáp ứng đủ và đúng nhu cầu số đông của người tiêu dùng. 

Từ nguồn hàng sản xuất và dự trữ dồi dào của các DN, có thể nói, hàng bình ổn thị trường năm nay sẽ đủ lực để điều tiết giá hàng hóa, hạn chế tình trạng đầu cơ, đồng thời là kênh bán hàng uy tín dành cho người dân khi có nhu cầu mua sắm.

Chương trình bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 của TP. Hồ Chí Minh thực hiện từ ngày 1/4/2019 đến 31/3/2020. Mặt hàng thiết yếu gồm 10 nhóm hàng như lương thực, thực phẩm, dầu ăn, đường, thịt gia súc, thịt gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, rau củ quả…

Trong các tháng thường, hàng bình ổn thị trường chiếm 25-30% nhu cầu thị trường và 30 - 40% nhu cầu trong các tháng Tết. Chương trình bình ổn thị trường năm 2019 - Tết Canh Tý 2020 doanh thu ước đạt khoảng 34.300 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2018. 

Hiện tại, ngành công thương thành phố và các DN đã xây dựng được mạng lưới bán hàng bình ổn lên 10.983 điểm, trong đó 2.651 cửa hàng tiện lợi, tăng trên 200 cửa hàng so cuối năm 2018; có 4.209 điểm bán hàng thực phẩm bình ổn thị trường, tăng 82 điểm bán; 1.500 chuyến bán hàng lưu động đến các vùng nông thôn, các khu công nhiệp, khu chế xuất, nơi có đông cư dân lao động sinh sống.

Theo bà Trang, chương trình hàng bình ổn thị trường năm nay vẫn tiếp tục được thực hiện cơ chế điều chỉnh linh hoạt. 

Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 5- 10%; các mặt hàng dược phẩm thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 5- 10%. 

Năm nay, chương trình hàng bình ổn thị trường có 12 ngân hàng tham gia hỗ trợ các DN với tổng số 19.650 tỷ đồng, lãi suất vay ngắn hạn được tính 5,5- 7%/năm, trung và dài hạn 9 - 10%/năm.

TP Hồ Chí Minh: Hàng bình ổn đủ lực kiềm chế giá cả hàng Tết - Ảnh 1.

Trứng gia cầm trong chương trình hàng bình ổn thị trường luôn có mãi lực cao

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Trưởng phòng Quản lý Thương mại Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu mua sắm cuối năm và dịp Tết Canh Tý 2020 được dự báo là dồi dào, riêng mặt hàng thịt heo được dự báo có thể sẽ thiếu nguồn cung và biến động về giá, do nguyên nhân dịch tả heo chân Phi lan rộng và chưa được khống chế. 

Để có nguồn thịt heo phục vụ cho nhu cầu của người dân trong thời gian sắm tới, ngành Công Thương đã có các phương án dự phòng về nguồn cung, đồng thời tổ chức sản xuất, dự trữ các mặt hàng thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò, thủy hải sản, rau củ qủa để thay thế khi nguồn cung thịt heo bị hạn chế.

Hiện tại, nguồn thịt heo và giá cả thịt heo trên thị trường đang có biến động so với trước nhưng nguồn thịt heo bình ổn thị trường vẫn đảm bảo cung cấp cho thị trường 4.091 tấn/tháng (chiếm 21% thị phần), vào dịp cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 sẽ tăng khoảng 5.000 tấn/tháng. 

Trong trường hợp thị trường thịt heo có biến động, các phương án dự phòng sẽ được thực thi như tăng nguồn cung, đưa các mặt hàng thực phẩm khác thay thế, tổ chức nhập khẩu thịt bò, thịt gà để bù vào nguồn cung. 

Chưa hết, ngành Công Thương sẽ cùng với các DN triển khai hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, xây dựng chuỗi cung ứng khép kín, khuyến khích ngành chăn nuôi tăng đàn đối với trang trại, kiểm soát dịch bệnh tốt để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

Đến thời điểm này, các DN chủ lực trong chương trình bình ổn thị trường của thành phố đã chuẩn bị chuẩn bị sản xuất, dự trữ nguồn hàng và lên kế hoạch dự phòng khi thị trường có biến động. 

Tham gia bình ổn thị trường cuối năm, Công ty San Hà sẽ trữ đông 1.500 tấn thịt heo, gà; tăng lượng cung ứng lên 200 tấn thịt gà/ngày và 25 tấn thịt heo/ngày. 

Công ty Ba Huân trữ đông 200 tấn thịt gà, tăng lượng cung ứng 20 tấn thịt gia cầm cho thị trường. 

Công ty Vissan dự trữ 3.600 tấn trong thời gian 45 ngày; Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn xuất chuồng heo dưới tuổi (từ 80 – 90kg/con), tập trung phát triển nguồn heo giống, hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn, khi thị trường có biến động sẽ tham gia nhập khẩu thịt. 

Ngoài cung ứng vượt kế hoạch thành phố giao, Công ty C.P Việt Nam sẽ triển khai biện pháp kỹ thuật, xuất chuồng sớm, tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng thịt heo.

Các mặt hàng thực phẩm tham gia chương trình hàng bình ổn thị trường như trứng, thịt gia cầm; thịt heo, thịt bò, thịt gà, rau củ quả được cam kết truy xuất nguồn gốc 100%, đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Chẳng hạn, Saigon Co.op thực hiện 10 nhóm hàng thực phẩm, đồng thời tổ chức ứng vốn cho các DN sản xuất, DN cung ứng, chủ động phát triển các sản phẩm đạt chuẩn VietGAP, Organic để phục vụ người tiêu dùng khi đến với siêu thị.

Trần Thế

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.