|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

TP HCM giao CII phát triển dự án đô thị ở Hàng Xanh quy mô 8,5 tỷ USD

15:51 | 10/02/2025
Chia sẻ
Dự án TOD Hàng Xanh có quy mô nghiên cứu 51,4 ha, giá trị đầu tư khoảng 216.000 tỷ đồng.

Ngày 8/2, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM Phan Văn Mãi thông báo tại một phiên họp gần đây của Quốc hội, lãnh đạo TP HCM đã giao CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (Mã: CII) nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại khu vực Hàng Xanh (gọi tắt là TOD Hàng Xanh).

TOD là mô hình lấy định hướng phát triển giao thông công cộng để quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị. Những nơi làm TOD được tăng hệ số sử dụng đất, mật độ dân số  cao, từ đó thu hút nhu cầu đi và đến các đầu mối giao thông lớn. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đã triển khai mô hình này.

CII sẽ chủ động thuê đơn vị tư vấn hoành chỉnh ý tưởng, nghiên cứu hạ tầng xanh đồng bộ.... từ đó báo cáo Sở Giao thông Vận tải tham mưu Ủy ban Nhân dân TP HCM.

Đây là khu vực sẽ có tuyến metro số 3A và metro số 5 cùng một số tuyến giao thông công cộng khác, nằm ở cửa ngõ phía Đông TP HCM. Trong đó, đoạn từ ngã tư Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu với các tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Xí, quốc lộ 13... thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm.

  (Nguồn: CII). 

Theo công bố mới đây ngày 10/2, CII cho biết tổng diện tích nghiên cứu khoảng 51,4 ha. Dự án có 5 mục tiêu chính.

Thứ nhất là chính trang đô thị, tái định cư tại chỗ cho người dân bị ảnh hưởng, nâng cấp hạ tầng và cải thiện chất lượng sống.

Thứ hai là giải quyết tịnh trạng ùn tắc giao thông trong khu vực. Thứ ba là ứng dụng giao thông xanh và giao thông số nhằm tối ưu việc di chuyển và giảm thiểu tác động môi trường, triển khai phương tiện không người lái, tạo môi trường sống hiện đại...

Thứ tư là xây dựng các công trình điểm nhất, chung cư cao tầng, mảng xanh và các công trình công cộng nhằm tăng tính thẩm mỹ và tiện ích đô thị.

Cuối cùng là phát triển không gian dô thị ngầm, khai thác tiềm năng phát triển để tạo lập trung tâm vận chuyển công cộng, đồng thời kết nối giao thông công cộng và phát triển các khu vực văn hóa, thể thao...

Theo CII, tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến khoảng 216.000 tỷ đồng (hơn 8,5 tỷ USD).

Xuân Nghĩa

CEO REE: 'Khó khăn nhất là quy trình cấp phép, có dự án điện rác ba năm vẫn chưa được thông qua'
Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc REE, ngoài điều kiện về PPA và DPPA, việc khó khăn nhất hiện nay là quy trình cấp phép. Ở địa bàn Trà Vinh và TP HCM, REE có dự án xử lý rác, tận dụng nhiệt để phát điện, nhưng ba năm vẫn chưa thông qua được.