|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng/giảm tuần 20 – 24/3: VHM, KSB, KDC lọt nhóm tăng giá mạnh nhất sàn HOSE, một mã dược tăng trần 4 phiên

07:12 | 27/03/2023
Chia sẻ
Top10 tăng/giảm tuần 20 – 24/3 chứng kiến sự phân hóa khi nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất có sự góp mặt của cả những cổ phiếu vốn hóa nhỏ, midcap và các bluechip (VHM, KDC).

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần 20 - 24/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên sàn HOSE, những cổ phiếu trên bảng xếp hạng tăng giá đều có tỉ lệ tăng trên 8%. Cổ phiếu ADG của CTCP Clever Group dẫn đầu bảng xếp hạng khi tăng giá 13,23%, đóng cửa phiên ở 35.100 đồng/cp. Quan sát giao dịch trong tuần, ADG tăng giá 4 trên tổng số 5 phiên giao dịch.

Nhóm bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng hút tiền trong tuần khi có nhiều đại diện trên bảng xếp hạng như VHM (13,03%), HVH (12,73%), HU3 (12,24%) và KSB (8,63%). Nhóm Hàng tiêu dùng đóng góp hai đại diện là KDC (12,29%) và VCF (9,54%). Bảng xếp hạng tăng giá trên sàn HOSE còn có TMT (12,43%), VMD (9,75%) và PMG (8,59%).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu LAF của CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An giảm giá mạnh nhất khi giảm 14,18% giá trị, đóng cửa tuần ở 11.200 đồng/cp. Quan sát giao dịch trong tuần, LAF giảm giá 4 trên tổng số 5 phiên, trong đó 3 phiên là giảm chạm đáy.

Nhóm Nguyên vật liệu giảm mạnh khi có 3 đại diện trên bảng xếp hạng giảm giá là HAP (10,65%), TPC (9,57%), DTL (9,18%). Những cổ phiếu còn lại có tỉ lệ giảm từ 9 – 13% như SC5 (13,71%), THI (10,71%), LEC (10,50%), VPD (10,00%), DAH (9,94%), PPC (8,94%). Thông tin bị cắt margin khiến cổ phiếu PPC giao dịch kém sắc trong tuần.

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX tuần 20 - 24/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HNX, cổ phiếu LDP của CTCP Dược Lâm Đồng dẫn đầu bảng xếp hạng khi tăng giá 38%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, LDP tăng giá 4 trên tổng số 5 phiên giao dịch và cả 4 phiên đều là tăng kịch trần.

Nhóm Bất động sản và xây dựng tiếp tục được gọi tên khi đóng góp tới 5 đại diện ở chiều tăng giá: KDM (31,97%), THS (25,00%), VE8 (18,60%), VE3 (16,85%) và DTD (12,32%). Nhóm Năng lượng gây chú ý khi có 2 đại diện là TMB (13,25%) và TC6 (11,76%). Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng là SPI (22,73%), BPC (20,48%).

Ở chiều giảm giá, cổ phiếu VTH của CTCP Tập đoàn Việt Thái giảm giá mạnh nhất khi giảm 15,58% giá trị. Hai cổ phiếu khác cũng thuộc nhóm Dịch vụ là CKV (14,29%) và BTW (10,00%).

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng có tỉ lệ giảm từ 10 – 14% như CPC (14,20%), KKC (13,46%), VDL (11,86%), STP (11,43%), HAT (11,15%), BKC (10,96%), PVL (10,00%).

Top10 mã cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tuần 20 - 24/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu nhóm Công nghiệp và Bất động sản và xây dựng gây chú ý ở chiều tăng giá. Cổ phiếu RCC của Tổng Công ty Công trình đường sắt dẫn đầu khi thị giá đẩy từ 12.900 đồng/cp lên 21.500 đồng/cp tương ứng mức tăng 66,67%.

Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần qua, RCC tăng giá 3 trên tổng số 5 phiên giao dịch, trong đó có 1 phiên tăng kịch trần. Hai cổ phiếu khác thuộc nhóm Công nghiệp là KTL (37,07%) CTCP Kim khí Thăng Long và CQN (31,73%) của CTCP Cảng Quảng Ninh.

Nhóm Bất động sản và xây dựng hút tiền khi nhóm này chiếm tới 5 vị trí trên bảng xếp hạng là CT3 (40,00%), CID (37,84%), VHD (36,27%), C92 (34,62%) và SJM (24,14%). Các nhóm Dịch vụ và Hàng tiêu dùng đều có đại diện trên bảng xếp hạng như STW (40,00%) và MGG (36,21%).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu BTH của CTCP Chế tạo Biến thế và Vật liệu điện Hà Nội giảm giá mạnh nhất khi giảm 47,73% giá trị. Một cổ phiếu khác cũng giảm hơn 40% giá trị là TLT (41,75%) của CTCP Viglacera Thăng Long.

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng có tỉ lệ giảm từ 26 – 38% như TEL (38,89%), SPP (33,33%), VHF (33,33%), NQB (32,16%), SD2 (31,43%), CFV (29,34%), DNA (28,82%), LAW (26,67%). 

Thu Hà

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.