|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng/giảm tuần 6 – 10/3: Cổ phiếu hàng không, du lịch nổi sóng, nhóm bất động sản sôi động cả hai chiều

20:00 | 12/03/2023
Chia sẻ
Top10 tăng/giảm tuần 6 – 10/3 chứng kiến đà tăng giá của nhiều cổ phiếu nhóm hàng không, du lịch sau thông tin Trung Quốc sẽ tổ chức tour du lịch chính thức từ ngày 15/3.

Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần 6 - 10/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, những cổ phiếu trên bảng xếp hạng tăng giá đều có tỉ lệ tăng trên 10%. Cổ phiếu HOT của CTCP Du lịch – Dịch vụ Hội An tăng giá mạnh nhất khi thị giá đẩy từ 22.850 đồng/cp lên 27.650 đồng/cp tương ứng mức tăng 21,01%.

Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, mã HOT tăng giá 4 trên tổng số 5 phiên giao dịch, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần. Hai cổ phiếu khác thuộc nhóm dịch vụ trong Top10 là DAH (15,59%) và HAX (11,54%).

Nhóm Bất động sản và xây dựng hút tiền trong tuần với nhiều đại diện trên bảng xếp hạng như SC5 (15,38%), PDR (11,90%), DXG (11,39%). Nhóm hàng không, vận tải gây chú ý khi có hai vị trí trong top10 là HVN (16,25%), EMC (12,24%). Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng là ABR (14,81%) và EIB (13,89%).

Nhóm Bất động sản và xây dựng cũng chiếm ưu thế ở chiều giảm giá. Cổ phiếu TTB của CTCP Tập đoàn Tiến Bộ dẫn đầu với tỉ lệ giảm 12,14%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, TTB giảm giá 4 trên tổng số 5 phiên giao dịch, trong đó có một phiên giảm kịch sàn. Hai cổ phiếu còn lại trong nhóm Bất động sản và xây dựng là TDH (12,09%) của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức và HU3 (10,71%) của CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD3.

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng là PDN (11,31%), SVI (10,80%), FDC (8,68%), HCD (8,55%), SVC (8,27%), VFG (7,82%) AMD (7,50%). Điểm chung của những cổ phiếu này là có tỉ lệ giảm từ 7 – 11%.

Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX tuần 6 - 10/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên sàn HNX, cổ phiếu NBW của CTCP Cấp nước Nhà Bè dẫn đầu khi tăng giá 31,02% giá trị. Hai cổ phiếu khác cũng có mức tăng giá trên 20% là SIC (29,32%) của CTCP ANI và SRB (26,83%) của CTCP Tập đoàn Sara.

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng có tỉ lệ tăng từ 11 – 20% như HAT (20,26%), TMX (18,00%), PRC (17,98%), PMP (16,84%), GDW (13,87%), SFN (12,76%) và PCT (11,67%).

Ở chiều ngược lại, những cổ phiếu trên bảng xếp hạng giảm giá có tỉ lệ giảm từ 10 – 18%. Nhóm Bất động sản và xây dựng gây chú ý khi có đại diện là KKC dẫn đầu bảng xếp hạng với tỉ lệ giảm 18,75%, bên cạnh đó, một đại diện khác của nhóm là THS (10,40%) của CTCP Thanh Hoa – Sông Đà cũng góp mặt trên bảng xếp hạng.

Nhóm Công nghiệp giảm giá mạnh khi có tới 4 đại diện trên bảng xếp hạng là VKC (15,38%), TOT (13,69%), CTB (12,55%) và VNT (10,00%). Bảng xếp hạng top10 giảm sâu trên HNX còn có SGC (13,15%), KLF (11,11%) và IVS (10,71%).

Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tuần 6 - 10/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu nhóm bất động sản và xây dựng có nhiều đại diện trong bảng xếp hạng top10 tăng giá. Cụ thể, cổ phiếu VHD của CTCP Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Vinaconex dẫn đầu với tỉ lệ tăng 71,60%, đóng cửa tuần ở 13.900 đồng/cp. Mã VHD tăng giá 4 trên tổng số 5 phiên giao dịch, cả 4 phiên đều là tăng kịch trần.

Những cổ phiếu khác trong nhóm Bất động sản gồm có USC (58,00%), H11 (43,48%), SCL (38,10%).

Các cái tiên còn lại trên bảng xếp hạng là những cổ phiếu có tỉ lệ tăng từ 39 – 48% giá trị như GER (48,48%), CFV (48,20%), PND (44,26%), AMS (43,75%), PTX (40,00%) và HRB (39,62%).

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PTN của CTCP Phát triển Nhà Khánh Hoà dẫn đầu khi giảm giá 46,51%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, PTN giảm kịch sàn trong 4 phiên.

Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng chia làm hai nhóm. Những cổ phiếu có tỉ lệ giảm giá trên 30% như LGM (39,73%), TAW (39,20%), TTP (35,95%), CTW (34,75%); phần còn lại là những cổ phiếu có tỉ lệ giảm dưới 30% như TS3 (27,91%), PVH (26,32%), DTE (24,05%), TDF (23,85%) và HIS (23,08%).

Thu Hà

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.