|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng/giảm tuần 6 - 10/7: SAB và GEX lọt top tăng giá trên HOSE, DAH chưa dứt chuỗi giảm sàn

19:49 | 12/07/2020
Chia sẻ
Trong tuần qua, các cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế trên sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM. Một số mã tăng giá điển hình như SAB, GEX, THD. Tuy nhiên, thị trường chứng khiến một số cổ phiếu chưa dứt đà lao dốc như DAH, TNI và YBM.

DAH dẫn đầu tỉ lệ giảm giá trên sàn HOSE

Ghi nhận tuần qua trên sàn HOSE, xu hướng tăng giá chiếm ưu thế khi sàn này có đến 242 mã tăng giá, 120 mã giảm giá và 25 mã đứng giá tham chiếu.

Top10 - Ảnh 1.

Nguồn: Phan Quân tổng hợp

Theo thống kê, cổ phiếu DAT của CTCP Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá trên tuần qua trên HOSE với 5 phiên tăng trần liên liếp. Đóng cửa tuần, giá cổ phiếu DAT ở 19.750 đồng/cp, tăng 39,08% so với cuối tuần trước.

Đáng chú ý, cổ phiếu DAT đã có chuỗi 16 phiên tăng trần tiếp khiến giá tăng gấp 3 lần từ vùng đáy. Tuy nhiên, cổ phiếu này chỉ giao dịch hàng trăm cổ phiếu mỗi phiên nên không được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Theo sau DAT, hai mã tăng giá trên 30% tuần qua còn có TEG và LCG với tỉ lệ tăng giá lần lượt là 33,41% và 30,24%.

Theo ghi nhận, cổ phiếu SAB của Sabeco cũng tăng giá 17,71% trong tuần quan, đóng cửa tuần ở 206.000 đồng/cp. Cổ phiếu GEX của Gelex cũng tăng giá 15,9% lên 20.050 đồng/cp.

Top10 mã tăng giá mạnh nhất trên tuần qua trên HOSE còn có nhiều mã thị giá nhỏ khác như MHC, UDC, SJF.

Chiều ngược lại, cổ phiếu DAH của Tập đoàn Khách sạn Đông Á dẫn đầu về tỉ lệ giảm giá. Mã này đã có chuỗi 7 phiên giảm sàn liên tiếp. Tính riêng tuần qua, cổ phiếu này có 5 phiên giảm sàn và mất 29,71% giá trị. 

Phiên ngày 10/7, giao dịch cổ phiếu DAH đột biến về khối lượng khi nhà đầu tư tham gia "bắt đáy". Tổng khối lượng giao dịch mã này đạt hơn 4,3 triệu đơn vị, tương ứng 12,7% vốn điều lệ của công ty. 

Top10 mã giảm giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua còn có các cổ phiếu khác như SVT, SMA, PMG, TNI, YBM, LAF, KPF, SCD và LEC.

'Tân binh' THD tiếp tục chuỗi ngày tăng trần

Tương tự trên HOSE, sàn HNX ghi nhận 147 mã tăng giá, 122 mã đứng giá tham chiếu trong khi chỉ có 88 mã giảm giá tuần qua.

Top10 tăng/giảm tuần 6 - 10/7:  - Ảnh 2.

Nguồn: Phan Quân tổng hợp

Cổ phiếu THD của Thaiholdings dẫn đầu tỉ lệ tăng giá trên HNX với 5 phiên tăng trần tuần qua. Theo đó,  mã này đã có 16 phiên tăng trần liên tiếp sau khi chào sàn vào ngày 19/6. Đóng cửa phiên 10/7, giá cổ phiếu THD ở 80.000 đồng/cp, gấp hơn 5 lần mức giá chào sàn. Theo sau THD, hai cổ phiếu khác là DPS và CMS tăng giá lần lượt 50% và 44%. 

Top10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX tuần qua còn có các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình khác như SJ1, VTL, ACM, TTL, TMX, NHC và VTC.

Tại chiều giảm giá, cổ phiếu CJC dẫn đầu trên sàn HNX khi mất 25% giá trị tuần qua. Ngoài ra, một số cổ phiếu penny cũng mất 10 - 19% giá trị như LO5, HKT, LUT, NGC, PPY, VSC, SMT, SVN và WSS.

Xuất hiện cổ phiếu tăng giá gần 2 lần trên UPCoM

Top10 tăng/giảm tuần 6 - 10/7:  - Ảnh 3.

Nguồn: Phan Quân tổng hợp

Theo xu thế chung của toàn thị trường, sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường UPCoM tuần qua. Cổ phiếu GCB của Petec Bình Định dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá với 92,06%, đóng cửa tuần giao dịch ở 9.600 đồng/cp.

Ngoài GCB, thị trường UPCoM còn ghi nhận một số mã tăng giá trên 50% tuần qua như DFC, IPA, GTT, V11. Tuy nhiên đây đều là những cổ phiếu có thanh khoản thấp, gần như không có giao dịch nên ko được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Tại nhóm giảm giá, cổ phiếu E29 dẫn đầu khi mất giá 46,38% giá trị. Một số mã mất hơn 1/3 giá trị chỉ trong tuần qua như SIV, VKD, VFS, DOP và SPB. Trường hợp của VKD, mã này giảm sâu khi vừa trải qua giai đoạn tăng giá hơn 3 lần từ 16.300 đồng/cp lên mức đỉnh 55.400 đồng/cp. 

Phan Quân

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.