|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng/giảm tuần 30/3 - 3/4: Nhiều mã hồi phục sau chuỗi ngày lao dốc, cổ phiếu Y tế Danameco liên tục tăng kịch trần

18:58 | 05/04/2020
Chia sẻ
Theo thống kê, nhiều cổ phiếu có dấu hiệu hồi phục sau khi liên tục lao dốc tuần qua như FRT, PTB, BVH. Ở chiều ngược lại, các mã giảm sâu như BHN, TPB.

Trong tuần vừa qua (30/3 - 3/4), VN-Index ghi nhận nhịp hồi phục trong các phiên cuối tuần nhờ thông tin vĩ mô tích cực bao gồm gói cứu trợ 61.500 tỉ đồng của Chính phủ và dấu hiệu đạt lại thỏa thuận cắt giảm sản lượng giá dầu giữa OPEC và Nga. 

Tâm lí nhà đầu tư trở nên tích cực và thanh khoản đã tăng trở lại thị trường. Tuy nhiên, xu hướng bán ròng vẫn diễn ra mạnh mẽ và kiềm chế đà tăng điểm của thị trường.

Cổ phiếu Habeco, TPBank lọt nhóm giảm mạnh nhất, nhiều mã hồi phục sau chuỗi ngày lao dốc

Thống kê trên HOSE, một số cổ phiếu giảm sâu tuần qua có sự hồi phục. Điển hình, các cổ phiếu tăng giá mạnh sau khi loạt Top10 mã giảm sâu nhất tháng 3 có FRT (tăng 13,9%), PTB (tăng 12,43%), BVH (11,32%). Cổ phiếu HVG của Thủy sản Hùng Vương dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá trên HOSE với 30,69%.

Ngoài ra, một số cổ phiếu khác cũng lọt nhóm tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua như VPS (tăng 30,3%), TCR (26,99%), CCI (18,14%), SCD (15,21%), VNL (11,15%).

Top10 tăng/giảm tuần 30/3 - 3/4: Nhiều mã hồi phục sau chuỗi ngày lao dốc, cổ phiếu Y tế Danameco liên tục tăng kịch trần - Ảnh 1.

Nguồn: Phan Quân, HOSE

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu LÀ giảm giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua khi mất 21,08% giá trị. Một số cổ phiếu penny lọt nhóm giảm mạnh nhất trên sàn này như TGG (17%), HAS (16,31%), CKG (15,33%), HVH (13,81%), CLG (13,66%) và SBV (13,36%).

Cổ phiếu BHN của Habeco lọt nhóm 10 mã giảm mạnh nhất trên HOSE khi mất 16,76% tuần qua. Ngoài ra, cổ phiếu TPB của TPBank cũng lọt nhóm khi mất 15,19% giá trị.

Cổ phiếu Y tế Danameco dẫn đầu tỉ lệ tăng giá trên HNX

Trên HNX, cổ phiếu DNM của Y tế Danameco dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá với 4 phiên tăng kịch trần. Đóng cửa tuần giao dịch, cổ phiếu DNM ở 26.800 đồng/cp, tăng 45,65% so với cuối tuần trước đó.

Các cổ phiếu khác ghi nhận tỉ lệ tăng trên 15% tuần qua tại sàn HNX có CAN (tăng 20,18%), PPY (20%), LO5 (18,18%), MED (16,48%), SJE (15,75%), CTB (15,36%) và S55 (15,31%). Đây là các cổ phiếu có thanh khoản thấp nên không được nhiều nhà đầu tư quan tâm trên thị trường.

Top10 tăng/giảm tuần 30/3 - 3/4: Nhiều mã hồi phục sau chuỗi ngày lao dốc, cổ phiếu Y tế Danameco liên tục tăng kịch trần - Ảnh 2.

Nguồn: Phan Quân, HNX

Tại chiều giảm giả, cổ phiếu SPP dẫn đầu trên sàn HNX khi mất 36,36% giá trị. Cổ phiếu này đã có 6 phiên giảm sàn liên tiếp sau thông tin nộp đơn phá sản. Một số mã thị giá nhỏ cũng giảm sâu tuần qua như ACM, MST, LM7, TFC và PSD.

Với thanh khoản thấp chỉ với vài trăm đơn vị giao dịch mỗi phiên, cổ phiếu SAF của Lương thực Thực phẩm Safoco đứng thứ hai về tỉ lệ giảm giá trên HNX với mức giảm 20,44%. Các mã vốn hóa trung bình khác cũng giảm sâu như SFN (giảm 18,6%), SIC (18,52%) và TTC (17,36%).

Cổ phiếu Gạch men Cosevco tăng giá 60% tuần qua

Top10 tăng/giảm tuần 30/3 - 3/4: Nhiều mã hồi phục sau chuỗi ngày lao dốc, cổ phiếu Y tế Danameco liên tục tăng kịch trần - Ảnh 3.

Nguồn: Phan Quân, HNX

Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu DCR của Gạch men Cosevco dẫn đầu về tỉ lệ tăng giá khi tăng 60% tuần qua. Đóng cửa phiên 3/4, giá cổ phiếu này ở 2.400 đồng/cp. 

Các mã penny khác có tỉ lệ tăng giá trên 30% như HFC (47,69%), SHC (40,81%), SCC (40,54%), DSS (39,06%). Bên cạnh đó, thị trường UPCoM còn ghi nhận một số mã giao dịch tích cực như GTD, HHV, BDF và QHW.

Trạng thái đối lập, cổ phiếu ATA giảm giá mạnh nhất khi mất giá 33%. Hiện, thị giá cổ phiếu này chỉ còn vỏn vẹn 200 đồng/cp. Các mã khác có giá vài trăm đồng/cp cũng giảm sâu như KHL, CAD. Các mã khác cũng giảm sâu mà mất hơn 1/4 giá trị như CID, MLS, DAR, GCB, CCA và DVC.

Phan Quân

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.