|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Top10 tăng giảm tuần 27 – 31/3: Cổ phiếu chứng khoán nổi sóng trên HOSE

14:50 | 02/04/2023
Chia sẻ
Top10 tăng giảm tuần 27 – 31/3 chứng kiến nhiều cổ phiếu nhóm chứng khoán lọt nhóm tăng giá mạnh nhất như BSI, FTS, AGR, CTS.

 Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE tuần 27 - 31/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Trên sàn HOSE, những cổ phiếu trên bảng xếp hạng tăng giá đều có tỉ lệ tăng trên 10%. Cổ phiếu TGG của CTCP Louis Capital dẫn đầu khi tăng giá 39,25%, đóng cửa tuần ở 4.710 đồng/cp. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, TGG tăng giá kịch trần trong tất cả các phiên giao dịch.

Nhóm chứng khoán hút tiền trong tuần, nhiều đại diện đứng trên bảng xếp hạng Top10 mã tăng giá mạnh nhất như BSI (27,20%), FTS (18,01%), AGR (14,51%) và CTS (12,42%). Nhóm Nguyên vật liệu gây chú ý khi đóng góp hai đại diện là BRC (12,13%) và SVI (10,73%). Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng gồm PDN (13,56%) của nhóm Công nghiệp, SPM (11,60%) của nhóm Y tế và CTD (10,91%) của nhóm Bất động sản và xây dựng.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ST8 của CTCP Siêu Thanh dẫn đầu chiều giảm giá khi có tỉ lệ mất giá 14,04%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, ST8 giảm giá 3 trên tổng số 5 phiên giao dịch, trong đó có một phiên giảm chạm đáy.

Một số cổ phiếu có mức giảm giá trên 10% là HU1 (13,60%), DGW (13,29%) và DAT (10,28%). Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng có tỉ lệ giảm từ 6 – 8% như KMR (8,19%), THI (8,00%), CSM (7,93%), BTT (7,73%), VCF (7,01%) và PMG (6,98%).

Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX tuần 27 - 31/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên sàn HNX, những cổ phiếu trên bảng xếp hạng tăng giá đều có tỉ lệ trên 20%. Nhóm Bất động sản và xây dựng hoạt động mạnh khi 2 đại diện của nhóm này là PVL của CTCP Đầu tư Nhà đất Việt và L40 của CTCP Đầu tư và xây dựng 40 lần lượt xếp thứ nhất và thứ hai với các mức tăng là 33,33% và 29,36%.

Các nhóm Dịch vụ và Hàng tiêu dùng gây chú ý khi đều có từ hai đại diện góp mặt trên bảng xếp hạng. Cổ phiếu BST (29,32%) và CKV (20,59%) thuộc nhóm Dịch vụ. Cổ phiếu MHL (27,50%) và SAF (20,07%) thuộc nhóm Hàng tiêu dùng. Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng gồm HJS (28,94%), KHS (27,45%), PMC (23,88%) và CMC (21,82%).

Ở chiều ngược lại, nhóm Công nghiệp giảm giá mạnh khi có nhiều đại diện góp mặt trên bảng xếp hạng giảm giá. Cổ phiếu PCH của CTCP Nhựa Picomat dẫn đầu bảng xếp hạng với mức giảm 19,61%. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, PCH giảm giá trong tất cả các phiên giao dịch, trong đó có 1 phiên giảm chạm đáy. Những cổ phiếu khác của nhóm Công nghiệp gồm PRC (18,34%), VKC (15,38%) và SPI (11,11%).

Nhóm Bất động sản tiếp tục được gọi tên khi có tới 4 đại diện của nhóm này ở chiều giảm giá: VE3 (17,31%), VE1 (16,13%), KDM (15,53%) và TKC (14,29%). Những cổ phiếu còn lại trên bảng xếp hạng là SGC (11,71%) của nhóm Hàng tiêu dùng và SGD (11,11%) của nhóm Dịch vụ.

Top10 cổ phiếu tăng/giảm giá mạnh nhất trên thị trường UPCoM tuần 27 - 31/3. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, nhiều cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và vừa tăng giá mạnh. Cổ phiếu CFV của Công ty TNHH Một thành viên Cà phê Thắng Lợi dẫn đầu bảng xếp hạng khi thị giá đẩy từ 23.600 đồng/cp lên 37.700 đồng/cp tương ứng mức tăng 59,75% giá trị. Quan sát giao dịch cổ phiếu này trong tuần, CFV tăng giá kịch trần trong cả 5 phiên giao dịch.

Dịch vụ và Công nghiệp là các nhóm cổ phiếu hút tiền trong tuần khi mỗi nhóm đều có từ 3 đại diện góp mặt trên bảng xếp hạng. Cụ thể, PWS (33,82%), NAU (30,95%), CAB (29,53%) của nhóm Dịch vụ và RCC (33,49%), VRG (32,50%), VNA (22,88%) của nhóm Công nghiệp. Nhóm Bất động sản và xây dựng gây chú ý khi đóng góp 2 đại diện là YBC (42,37%) và DSG (35,29%).

Ở chiều giảm giá, cổ phiếu HSP của CTCP Sơn Tổng hợp Hà Nội dẫn đầu bảng xếp hạng khi giảm 46,15% giá trị. Quan sát giao dịch trong tuần, HSP giảm giá 4 trên tổng số 5 phiên giao dịch, trong đó có 3 phiên giảm chạm đáy. Hai cổ phiếu khác cũng có mức giảm hơn 40% giá trị là SAL (40,00%) và UEM (40,00%).

Những cổ phiếu khác trong top10 có tỉ lệ giảm từ 23 – 29% như GTH (29,73%), S72 (28,28%), VFC (27,70%), CPA (27,59%), HTM (26,78%), AMP (26,61%) và MTP (23,39%).

Thu Hà

Các chuyên gia nói gì về áp lực lạm phát năm nay?
Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Việt, lạm phát kỳ vọng ở giá cả đầu vào cho đến giá dịch vụ và tăng lương sẽ có thể tác động lên lạm phát thực của quý còn lại, gây áp lực lên lạm phát cả năm. Lạc quan hơn, TS. Cấn Văn Lực lại cho rằng dù có nhiều rủi ro, song lạm phát của Việt Nam trong năm 2024 không quá lo ngại.