Nhà đầu tư tiếp tục giữ tâm lý thận trọng trên thị trường chứng khoán, hạn chế giao dịch trước diễn biến phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu, cùng với việc kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu thủy sản vẫn nhận được sự quan tâm tích cực của dòng tiền.
Nhà đầu tư đã rút vốn mạnh đối với các quỹ đầu tư chủ động như quỹ tương hỗ, quỹ ETFs khi tình hình diễn biến thị trường chứng khoán có xu hướng lao dốc. Tính cả năm 2018, tổng số vốn bị rút ra là 301 tỷ USD. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn tích cực mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có diễn biến khá tốt trong tuần qua. Khối ngoại mua ròng hơn 150 tỉ đồng và các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index tuần qua là VNM, GAS và VHM.
Các chỉ số diễn biến khó lường trong tuần đầu tiên của năm mới, VN-Index và HNX-Index đều lao dốc mạnh trước lực “xả hàng”. Tuy nhiên, diễn biến hồi phục cuối tuần của thị trường chứng khoán trong nước và thế giới đã phần nào giữ lại tâm lí lạc quan. Dầu khí và bất động sản là hai nhóm ngành bứt phá mạnh nhất thị trường.
Thị trường chứng khoán tuần 17-21/12 rung lắc mạnh khi hai sàn đều ghi nhận số phiên giảm điểm áp đảo, riêng UPCoM-Index tăng điểm ba phiên. Đây cũng là tuần hai quỹ ETFs gồm FTSE và VNM ETF kết thúc việc cơ cấu danh mục. Tuy nhiên, việc thêm HNG và GEX cũng không giúp hai cổ phiếu này tăng điểm tích cực.
Tuần từ 10 đến 14/12, chỉ số VN-Index ghi nhận 4 phiên giảm điểm và 1 phiên tăng điểm trước diễn biến tiêu cực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép. Đáng chú ý, cổ phiếu TCB được giao dịch thỏa thuận hơn 2.580 tỉ đồng. Trong khi đó, SAB và VNM có ảnh hưởng tích cực nhất đến thị trường.
Thị trường trong nước được hầu hết các công ty chứng khoán nhận định có xu hướng tích cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn ghi nhận nhiều phiên “thoát hàng” dù giá trị bán ròng không quá lớn. Giữa lúc thị trường giằng co, cổ phiếu penny lại “lên ngôi”.
Tuần qua (26-30/11), VN-Index ghi nhận hai phiên giảm và ba phiên tăng. Khối ngoại bắt đầu mua ròng và giao dịch tập trung vào VNM. Nhóm cổ phiếu đồ uống, thực phẩm cũng tăng tích cực nhưng dệt may và thép lại đi xuống.
Tuần 19-23/11, thị trường chứng khoán trong nước ghi nhận 4 phiên tăng, 1 phiên giảm. Việc phố Wall diễn biến kém tích cực, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng và dự báo kì review danh mục quý IV/2018 của hai quỹ ETFs đã tác động khiến thị trường giằng co mạnh.
Tuần qua (12-16/11), VN-Index ghi nhận 3 phiên giảm và hai phiên tăng nhẹ. Trong đó, các mã như VIC, VHM, MSN có tác động tiêu cực nhất đến chỉ số. Ngược lại, BID, FPT và nhóm đồ uống là yếu tố tích cực nhất giúp VN-Index không giảm sâu.
Thị trường chứng khoán tuần từ 5-9/11 diễn biến giằng co trước áp lực bán nối tiếp từ các nhóm cổ phiếu. Đáng chú ý, khi bluechip phân hóa thì nhóm cổ phiếu midcap và penny lại ghi nhận những biến động mạnh nhất tuần.
VN-Index trải qua tuần giao dịch biến động mạnh với ba phiên giảm, hai phiên tăng. Hầu hết các doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm và điều này tác động không nhỏ đến thị giá cổ phiếu…
Thị trường chứng khoán có tuần giảm điểm trên cả hai sàn với 5 phiên sụt giảm liên tiếp dù khá nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III khởi sắc. Nhà đầu tư nước ngoài có tuần bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 413 tỷ đồng.
VN-Index trải qua một tuần đầy biến động với ba phiên giảm và 2 phiên tăng. Trong đó, phiên 11/10 đã lấy đi gần 50 điểm của chỉ số dưới tác động tiêu cực của phố Wall và chứng khoán châu Á. Đáng chú ý, vẫn có những cổ phiếu lội ngược dòng giữa “cơn bão” sụt giảm này như CLG, LMH, C47, ABT…
Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 10.000 tỷ đồng, bao gồm giao dịch thỏa thuận 100 triệu cổ phiếu quỹ của Masan. Bên cạnh đó, dòng tiền tích cực đổ vào nhóm cổ phiếu dệt may và thủy sản.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…