|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất nửa đầu năm

14:27 | 24/08/2020
Chia sẻ
10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2020 gồm BIDV, VietinBank, Agribank, VPBank, Vietcombank, MBBank, SCB, Sacombank, Techcombank và HDBank.
TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh: Alex Chu

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 29 ngân hàng trong nước, tổng chi phí dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm đạt 48.519 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kì năm trước.

TOP 10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất gồm BIDV, VietinBank, Agribank, VPBank, Vietcombank, MBBank, SCB, Sacombank, Techcombank và HDBank. Tổng chi phí dự phòng của các ngân hàng này đạt gần 42.920 tỉ đồng, chiếm hơn 88% tổng trích lập của 29 nhà băng được thống kê.

Trong đó, BIDV vẫn là ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất nửa đầu năm với 10.141 tỉ đồng, bỏ xa ngân hàng đứng thứ hai là VietinBank (6.600 tỉ đồng).

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2019 - Ảnh 2.

Đồ họa: Alex Chu

Trong 6 tháng đầu năm, có tới 21/29 ngân hàng được thống kê tăng chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kì năm 2018. Trong đó, SCB là nhà băng tăng mạnh nhất với mức trích lập 2.174 tỉ đồng, gấp 7,4 lần cùng kì năm trước.

Ngoài SCB, một số ngân hàng khác cũng có chi phí dự phòng tăng mạnh như NamABank tăng 6,2 lần; ACB tăng 5,6 lần; Techcombank tăng 5 lần, SHB tăng 4,4 lần;...Thậm chí, Eximbank chuyển từ hoàn nhập 43 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm trước sang trích lập 220 tỉ đồng.

Ngược lại, BIDV, VietinBank, Agribank, VPBank; SeABank, ABBank, Saigonbank... lại giảm trích lập trong nửa đầu năm. Trong đó, chi phí dự phòng của Saigonbank giảm 86% xuống chỉ còn 6 tỉ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2020

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất nửa đầu năm - Ảnh 3.

Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp

                             

Quốc Thụy