TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao nhất gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, VPBank, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, ACB và LienVietPostBank.
Sau nhóm Big4, MB là ngân hàng có thu nhập lãi thuần cao nhất đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đó là VPBank, Techcombank, ACB, SHB, Sacombank, HDBank.
Vietcombank tiếp tục nắm giữ vị trí quán quân về thu nhập từ kinh doanh ngoại hối nhờ lợi thế đặc thù về ngoại thương từ nhiều năm. ACB vượt MB dẫn đầu nhóm cổ phần về thu nhập từ mảng này trong quý I.
Vietcombank tiếp tục là quán quân về tỷ lệ bao phủ nợ xấu với tỷ lệ hơn 320% trong khi đó, tại hầu hết ngân hàng, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trong quý I/2023.
VietinBank đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ vượt mốc 2.000 tỷ đồng tăng 56% so với cùng kỳ, theo sau là hai ngân hàng cổ phần lớn Techcombank và VPBank.
BIDV tiếp tục là quán quân về cho vay khách hàng với quy mô đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 4,6% so với đầu năm, trong khi đó MB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm cổ phần.
Bảng xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng có sự xáo trộn trong quý I so với cùng kỳ năm trước. Vietcombank trở lại ngôi quán quân trong khi BIDV vượt qua nhóm ngân hàng cổ phần lớn để giữ vị trí thứ hai.
BIDV tiếp tục là quán quân về tổng tài sản các ngân hàng với hơn 2,1 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với cuối năm trước. MB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm thương mại cổ phần (chưa gồm SCB).
BIDV tiếp tục là quán quân về tiền gửi khách hàng trong quý I/2023 với gần 1,5 triệu tỷ đồng còn Sacombank là ngân hàng dẫn đầu về tiền gửi trong nhóm cổ phần.
Khối ngoại bán ròng 208 tỷ đồng cổ phiếu CTG tuần qua, qua đó, nâng lượng bán ròng cổ phiếu này trong một tháng trở lại lên 860 tỷ đồng. TPBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 6.198 tỷ đồng từ việc phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức.