|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất quý I/2023

07:57 | 10/05/2023
Chia sẻ
Vietcombank tiếp tục là quán quân về tỷ lệ bao phủ nợ xấu với tỷ lệ hơn 320% trong khi đó, tại hầu hết ngân hàng, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trong quý I/2023.

 

 Nguồn: Diệp Bình tổng hợp - Đồ hoạ: Alex Chu.

Rủi ro nợ xấu là một trong những thách thức lớn với ngành ngân hàng trong năm 2023, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến khả năng chống chịu của các doanh nghiệp giảm sút, cùng với sự trầm lắng của thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

Trên thực tế, số dư nợ xấu của nhiều ngân hàng đã tăng mạnh trong quý đầu năm, cùng với đó các ngân hàng cũng nâng bộ đệm dự phòng rủi ro để để tăng khả năng chống trọi trước các rủi ro này.

Khả năng phòng thủ của các ngân hàng về nợ xấu được thể hiện qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu được tính bằng Số dư dự phòng nợ xấu/Tổng dư nợ xấu.

Theo số liệu từ 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính (chiếm hơn 70% tổng tài sản toàn hệ thống), chỉ có 6 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng trong ba tháng đầu năm 2023. Điều đó cho thấy mức độ tăng của nợ xấu đang cao hơn tăng dự phòng rủi ro các ngân hàng.

TOP 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất đều vượt ngưỡng 100% gồm Vietcombank, Bac A Bank, VietinBank, BIDV, MB, Techcombank, ACB, LPBank, SeABank và Sacombank. Tỷ lệ trên 100% được hiểu rằng trong trường hợp xấu nhất, nếu các khoản nợ xấu này không thể thu hồi được thì ngân hàng vẫn còn dự phòng để bao phủ khoản nợ này và không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân về khả năng dự phòng nợ xấu với tỷ lệ bao phủ lên tới 320%, tăng so với cuối năm trước là 317%.

Kienlongbank là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng nhiều nhất từ 68,6% lên 88,6%. Ở chiều ngược lại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ giảm nhiều như: MB (giảm từ 238% về 138%); BIDV (giảm từ 216% về 171%); ACB (từ 159% về 116%); TPBank (từ 135% về gần 84%);...

Con số bao phủ nợ xấu cao cho thấy mức dự phòng rủi ro cho nợ xấu lớn nhưng đồng thời cũng sẽ làm sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Tỷ lệ này cao mặc dù giúp phòng ngừa rủi ro nhưng chưa chắc đã là một cách tối ưu trong quản lý tài sản.

Do đó, mỗi ngân hàng đều có sự tính toán giữ tỷ lệ này ở mức hợp lý để vừa dự phòng được nợ xấu vừa đảm bảo lợi nhuận cho mình.Các ngân hàng không phải bắt buộc trích lập 100% với tất cả khoản nợ xấu của mình.

 

 

Diệp Bình

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.