Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2022
Theo thống kê từ 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, có 10 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%, điều này cho thấy nhiều ngân hàng đã chủ động tăng khả năng phòng thủ vượt mức nợ xấu đã phát sinh.
Cụ thể, Vietcombank hiện là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống với 317%, giảm hơn 100 điểm % so với mức đỉnh cuối năm trước. Như vậy, với mỗi một đồng nợ xấu, Vietcombank đã trích ra 3,17 đồng để dự phòng.
Tại MB, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 238%, giảm 30 điểm % so với năm ngoái. Đây là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 2 trong hệ thống và chỉ đứng sau Vietcombank.
Đứng sau MB là "ông lớn" BIDV với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 217%. Tại thời điểm 31/12/2022, tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN của ngân hàng kiểm soát ở mức 0,9%.
Tại Bac A Bank, dù bộ đệm dự phòng có giảm nhẹ trong năm qua, song nợ xấu của ngân hàng lại giảm đến 24%, qua đó nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ mức 162% lên 204%.
Ngoài các ngân hàng kể trên, Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2022 còn bao gồm VietinBank, ACB, LienVietPostBank, TPBank, Sacombank và Techcombank.
Trong năm, có đến 17 ngân hàng đã giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong năm vừa qua có thể kể đến như TPBank, Techcombank, Nam A Bank, SHB, HDBank, MSB...