|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Toàn cảnh bức tranh nợ xấu ngân hàng 9 tháng đầu năm

07:31 | 15/11/2019
Chia sẻ
Tính đến thời điểm 30/9, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của 25 ngân hàng ở mức 97.153 tỉ đồng, tăng 16,6% so với cuối năm 2018. Trong đó, SCB, ACB và Bac A Bank là ba ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất.

BIDV đứng đầu về lượng nợ xấu nội bảng

Thống kê số liệu của 25 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quí III cho thấy, tổng giá trị nợ xấu nội bảng ở mức 97.153 tỉ đồng, tăng 13.798 tỉ đồng so với cuối năm 2018, tương đương tăng 16,6%.

Trong đó, riêng 10 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất gồm BIDV, VietinBank, VPBank, Vietcombank, SHB, Sacombank, Techcombank, MBBank, VIB và HDBank đã chiếm tới 82% tổng nợ xấu với giá trị ở mức 78.000 tỉ đồng.

ảnh_Viber_2019-11-14_17-03-09

Đồ hoạ: Đức Việt.

Trong 25 ngân hàng được khảo sát, chỉ có ba ngân hàng giảm nợ xấu trong 9 tháng đầu năm gồm SeABank giảm 311 tỉ đồng (tương đương 16%); Eximbank giảm 88 tỉ đồng (tương đương 4,6%) và Saigonbank giảm 7 tỉ đồng (tương đương 2,3%).

Ngược lại, 22 ngân hàng có nợ xấu nội bảng tăng. Trong đó, Nam A Bank là ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất. Cụ thể, tính đến ngày 30/9, giá trị nợ xấu nội bảng của ngân hàng này đạt 1.496 tỉ đồng, tăng 91% so với cuối năm trước.

Tương tự Nam A Bank, nợ xấu của ABBank và TPBank cũng tăng lần lượt 80% và 63% với mức tương ứng là 1.779 tỉ đồng và 1.406 tỉ đồng.

Bên cạnh các ngân hàng vừa và nhỏ, nợ xấu của nhiều "ông lớn"  trong ngành cũng có dấu hiệu tăng mạnh trong 3 quí vừa qua. Theo đó, nợ xấu BIDV tăng 19,3% lên gần 22.436 tỉ đồng; Vietcombank tăng 22,5% đạt 7.625 tỉ đồng; Techcombank tăng 32%, ở mức 3.704 tỉ đồng; MBBank tăng 29,5% với 3.703 tỉ đồng.

SCB, ACB và Bac A Bank tiếp tục giữ Top 3 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất

Tính đến ngày 30/9, tỉ lệ nợ xấu nội bảng trên dư nợ cho vay của 25 ngân hàng bình quân ở mức 1,73%, tăng so với thời điểm cuối năm 2018 (1,65%).

Top 3 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu thấp nhất tiếp tục là những gương mặt quen thuộc như SCB (0,46%), ACB (0,67%) và Bac A Bank (0,72%).

Một điểm đáng lưu ý là đây là con số tỉ lệ nợ xấu nội bảng không tính nợ xấu đã bán cho VAMC. Trong ba ngân hàng trên, ACB và Bac A Bank là hai ngân hàng có số dư trái phiếu VAMC khá thấp còn SCB vẫn còn hơn 28.000 tỉ đồng. 

Trong khi đó, VPBank là ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu nội bảng cao nhất ở mức 3,49%; tiếp sau là ABBank và PG Bank với tỉ lệ nợ xấu lần lượt ở 3,39% và 3,07%.

Đối với VPBank, tỉ lệ nợ xấu của nhà băng này luôn ở mức cao hơn trung bình ngành do chiến lược kinh doanh hướng nhiều vào những phân khúc cho vay tiêu dùng tín chấp có độ rủi ro cao. 

Theo cho biết từ ngân hàng, khoảng 35% dư nợ cho vay tại VPBank là cho vay tín chấp và tập trung chủ yếu tại FE Credit, công ty tài chính có thị phần cao nhất trong mảng này.

ảnh_Viber_2019-11-14_16-59-15

Đồ hoạ: Đức Việt.

Tại PG Bank những xáo trộn trong bộ máy nhân sự cấp cao và tương lai sáp nhập vẫn chưa rõ ràng cũng khiến hoạt động của nhà băng này không có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua. Tỉ lệ nợ xấu mặc dù có giảm so với năm 2018 nhưng không đáng kể.

Theo cho biết của ông Nguyễn Quang Định, tân Chủ tịch PG Bank, công tác xử lí nợ xấu tại PG Bank còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc do thị trường chuyển nhượng, phát mại tài sản chưa thuận lợi, thủ tục để phát mại tài sản phức tạp kéo dài.

Khác với PGBank, ở ABBank tỉ lệ nợ xấu tăng cao là do có một sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu nợ của ngân hàng so với đầu năm. Trong khi tổng cho vay khách hàng giảm nhẹ thì số dư nợ các nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 đều tăng mạnh lần lượt 258%, 26% và 56%.

Screen Shot 2019-11-15 at 07

Nguồn: BCTC ABBank.

Ngoài các ngân hàng trên, còn có 7 ngân hàng khác có tỉ lệ nợ xấu trên 2% và 12 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu ở mức từ 1 - 2%.

Xét về mức biến động, trong 25 ngân hàng được khảo sát, có 11 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu nội bảng giảm với SeABank giảm mạnh nhất từ 2,34% tại thời điểm cuối năm trước xuống còn 1,77%.

Ngược lại, 14/25 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng; trong đó, Nam A Bank tăng mạnh nhất từ 1,54% tại thời điểm cuối năm trước lên mức 2,37%.

Số dư nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu các ngân hàng cuối tháng 9/2019

STT Ngân hàngTỉ lệ nợ xấuNợ xấu (tỉ đồng)
30/9/201931/12/201830/9/201931/12/2018Thay đổi (%)
1SCB0,46%0,42%1.4821.26617,00%
2ACB0,67%0,73%1.7041.6751,70%
3BacABank0,72%0,76%5044883,20%
4Kienlongbank1,07%0,94%34127822,80%
5Vietcombank1,08%0,98%7.6256.22322,50%
6VieBank1,23%1,29%4824448,50%
7LienVietPostBank1,48%1,41%1.9891.68118,30%
8HDBank1,50%1,53%2.0971.88511,30%
9TPBank1,51%1,12%1.40686163,30%
10MBBank1,54%1,33%3.7032.86029,50%
11VietinBank1,56%1,58%14.06613.6912,70%
12Eximbank1,71%1,85%1.8331.921-4,60%
13SeABank1,77%2,34%1.6561.967-15,80%
14Techcombank1,80%1,75%3.7042.80332,10%
15Sacombank2,00%2,20%5.8095.6472,90%
16Saigonbank2,03%2,20%294301-2,30%
17VIB2,04%2,52%2.5172.4214,00%
18BIDV2,09%1,90%22.43618.80219,30%
19NamABank2,37%1,54%1.49678590,70%
20OCB2,62%2,29%1.7791.28838,10%
21SHB2,86%2,40%7.2275.19939,00%
22MSB2,88%3,01%1.6631.46613,50%
23PGBank3,07%2,96%6946536,20%
24ABBank3,39%1,89%1.76698479,40%
25VPBank3,49%3,50%8.8817.76614,40%
Tổng1,73%1,65%97.15383.35516,60%

Nguồn: MĐ tổng hợp

Mạnh Đức