|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tổ chức trong nước bán ròng gần 3.300 tỷ đồng trong tháng 10 đỏ lửa, tâm điểm dòng bất động sản, ngân hàng

15:57 | 04/11/2022
Chia sẻ
Thống kê giao dịch của các nhóm nhà đầu tư trên thị trường, nhà đầu tư cá nhân là bên mua ròng duy nhất. Trong khi đó, tổ chức trong nước bán ròng 3.287 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 582 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, VN-Index dừng tại mốc 1.027,94 điểm, giảm 28,83% so với tháng 9 và giảm 31,39% so với cuối năm 2021. VN30-Index thậm chí giảm 32,99% so với tháng trước về mốc 1.026,84 điểm, nếu tính từ đầu năm chỉ số rổ VN30 đã giảm 33,14%.

Bên cạnh sự sụt giảm về điểm số, dòng tiền ghi nhận suy yếu và chưa sẵn sàng trở lại trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô còn nhiều biến động. Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 10 ghi nhận giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 11.449 tỷ đồng và 548,13 triệu cổ phiếu, tương ứng giảm 14,53% về giá trị bình quân và tăng 3,97% về khối lượng bình quân so với tháng 9.

Tính đến hết tháng 10, sàn HOSE có 34 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có duy nhất Vietcombank (VCB) duy trì vốn hóa trên 10 tỷ USD.

Thống kê giao dịch của các nhóm nhà đầu tư trên thị trường, nhà đầu tư cá nhân là bên mua ròng duy nhất, lực cầu của khối này đối ứng với giao dịch bán ròng của các nhóm còn lại. Trong đó, tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) bán ròng 3.287 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 582 tỷ đồng.

Dòng tiền tổ chức nội tập trung rút khỏi cổ phiếu bất động sản, ngân hàng

Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì chiều mua ròng của các tổ chức trong nước có phần ưu thế khi diễn ra ở 10/18 nhóm ngành.

Là một trong các nhóm ngành giảm sâu nhất tháng 10, cổ phiếu bất động sản là nhóm bị bán ròng nhiều nhất trong tháng vừa qua với hơn 951 tỷ đồng, quy mô gấp 3,1 lần tháng trước đó. Tương tự, cổ phiếu ngân hàng cũng nằm trong Top bán ròng. Về giá trị, tổ chức nội đã bán ròng gần 385 tỷ đồng nhóm này trong tháng 10.

Nối tiếp, lực xả nhẹ hơn cũng được ghi nhận ở một số nhóm cổ phiếu, lần lượt là tài nguyên cơ bản (220 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (78 tỷ đồng), dầu khí (45 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (24 tỷ đồng).

Thống kê của FiinTrade cho thấy, hai nhóm giảm điểm mạnh nhất trong tháng 10 là tài nguyên cơ bản (22,89%) và chứng khoán (20,99%). Tính từ đầu năm, cổ phiếu của các công ty chứng khoán giảm mạnh nhất với 57,78%.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu điện, nước, xăng dầu khí đốt vươn lên trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền của các tổ chức nội với gần 454 tỷ đồng. Nhóm ngành này ghi nhận tỷ trọng giá trị giao dịch giảm từ 2,31% về 1,44%.

Bên cạnh đó, hoạt động giải ngân mạnh mẽ của tổ chức nội cũng được chứng kiến ở nhóm thực phẩm và đồ uống (414 tỷ đồng) và bán lẻ (390 tỷ đồng). Dòng tiền của tổ chức trong nước cũng được duy trì ở các một số nhóm cổ phiếu lớn gồm hàng cá nhân & gia dụng (286 tỷ đồng), công nghệ thông tin (210 tỷ đồng), bảo hiểm (154 tỷ đồng), hóa chất (69 tỷ đồng), ô tô & phụ tùng (18 tỷ đồng), y tế (7 tỷ đồng).

Nhóm ngân hàng là tâm điểm giao dịch, TCB trở lại hút tiền

Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tháng vừa qua nổi bật nhất là hoạt động giải ngân vào cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Mã này dẫn đầu với giá trị mua ròng lớn nhất với 722,8 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được các tổ chức trong nước rót ròng trên 500 tỷ đồng.

Theo báo cáo cập nhật mới đây về Techcombank, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng sau động thái nâng lãi suất điều hành củaNgân hàng Nhà nước (NHNN), áp lực từ chi phí vốn của Techcombank sẽ tiếp tục tăng trong quý IV. Cùng với đó, tỷ lệ CASA của ngân hàng cũng khó tăng trở lại khi người dân chọn gửi tiết kiệm hơn là để tiền nhàn rỗi. 

Chuyên gia của KBSV dự báo tăng trưởng huy động cả năm của Techcombank đạt 19,5% với động lực chính vẫn tới từ thị trường 2 và giấy tờ có giá, giả định tăng trưởng tiền gửi cả năm đạt 2,7%. Biên lãi thuần (NIM) cả năm 2022 sẽ giảm 0,24 điểm % so với cùng kỳ xuống còn 5,47%. 

Nối tiếp hoạt động giải ngân vào TCB, các tổ chức nội cũng gom ròng 489,5 tỷ đồng cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Ngoài ra, danh mục rót vốn còn có sự góp mặt của các bluechip như HPG (424,9 tỷ đồng), MBB (410 tỷ đồng), cùng với chứng chỉ quỹ FUEVFVND (351,4 tỷ đồng).

Mặc dù gom ròng nhiều cổ phiếu ngân hàng như TCB, VPB, MBB, mã ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 229 tỷ đồng.

Quan sát giao dịch rút vốn của các tổ chức nội, VNM và GAS cũng bị bán ròng với giá trị lần lượt là 246,3 tỷ đồng và 232,2 tỷ đồng. Hoạt động rút ròng còn được chứng kiến ở PNJ (231 tỷ đồng) và MWG (202,7 tỷ đồng).

  Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Linh Chi

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.