|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

TLD góp vốn lập thêm công ty ván ép

08:09 | 16/11/2020
Chia sẻ
CTCP Ván ép Đồng Hới sẽ có vốn điều lệ 180 tỉ đồng, trong đó tỉ lệ phần vốn góp của TLD chiếm 11,11% vốn cổ phần, tương ứng giá trị 20 tỉ đồng.

Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long (Mã: TLD) vừa ra nghị quyết thông qua việc góp vốn thành lập CTCP Ván ép Đồng Hới có vốn điều lệ 180 tỉ đồng. 

Theo đó, Đô thị Thăng Long sẽ góp 20 tỉ đồng bằng tiền mặt và tài sản, chiếm tỉ lệ 11,11% vốn điều lệ của Ván ép Đồng Hới. Chủ tịch HĐQT của Đô thị Thăng Long là ông Nguyễn An Ngọc sẽ là người đại diện theo ủy quyền của công ty quản lí phần vốn góp trên tại Ván ép Đồng Hới. 

Như vậy, ông Ngọc sẽ có toàn quyền đại diện, thay mặt cho Đô thị Thăng Long tham gia vào HĐQT của công ty mới sau khi thành lập và thực hiện mọi quyền lợi, nghĩa vụ, biểu quyết các vấn đề liên quan thuộc phạm vi của TLD tại Ván ép Đồng Hới.

Bên cạnh CTCP Ván ép Đồng Hới chuẩn bị thành lập, TLD hiện rót vốn vào một công ty liên kết CTCP Xây dựng và Thương mại Hưng Thịnh (9 tỉ đồng). Ngoài ra, hai công ty con gồm CTCP Xây dựng Thương mại và Sản xuất ván ép Thăng Long (69 tỉ đồng) và CTCP Đầu tư Xây dựng và Chế biến Lâm sản Thăng Long (29 tỉ đồng).

Về tình hình kinh doanh, Đô thị Thăng Long ghi nhận doanh thu quí III 81 tỉ đồng, giảm nhẹ 4% so với cùng kì. Tuy nhiên, lãi sau thuế bất ngờ tăng mạnh 200% lên 8,5 tỉ đồng. 

Theo giải trình từ phía TLD, lợi nhuận của công ty tăng đột biến chủ yếu đến từ việc bán ván ép copha tại chi nhánh Quảng Bình và hoạt động xây dựng của công ty mẹ. Đồng thời, việc tối thiểu giá vốn và các chi phí sản xuất đã làm lãi sau thuế tăng mạnh.

Ánh Hường

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.