|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc

07:57 | 10/02/2018
Chia sẻ
Một báo cáo mới của Oxfam chỉ ra tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, khi hầu hết tài sản mới được tạo ra trong năm 2017 đều tập trung vào "túi tiền" của nhóm những người giàu nhất (chiếm 1% dân số thế giới), trong khi tài sản của những người thuộc nhóm nghèo nhất (50% dân số thế giới) hầu như không được cải thiện.
tinh trang phan hoa giau ngheo ngay cang sau sac 210 người siêu giàu 'dư sức' đưa 3,2 triệu người thoát nghèo

Theo báo cáo được thực hiện dựa trên các số liệu từ Tập đoàn tư vấn tài chính hàng đầu thế giới Credit Suisse, có tới 82% số tài sản mới được tạo ra trong năm 2017 đã về tay nhóm giàu nhất. Từ năm 2010, tài sản của các tỷ phú liên tục "sinh sôi" với tốc độ nhanh gấp 6 lần so với tài sản của các công nhân bình thường. Qua đây, Oxfam đã phác họa một bức tranh kinh tế toàn cầu phân hóa sâu sắc khi giới "nhà giàu" thì ngày càng "nứt đố đổ vách", trong khi hàng trăm triệu người nghèo vẫn mải miết "lần từng bữa ăn". Theo Oxfam, việc gia tăng tỷ lệ các tỷ phú không có nghĩa rằng nền kinh tế đang khấm khá lên, ngược lại đây là dấu hiệu của một hệ thống kinh tế yếu kém, tài sản tập trung vào tay người giàu chứ không phải người trực tiếp lao động sản xuất, từ đó làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo.

tinh trang phan hoa giau ngheo ngay cang sau sac
Khu ổ chuột nằm ngay bên cạnh một khu căn hộ cao cấp tại thành phố Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Reuters

Cụ thể, báo cáo của tổ chức này đã so sánh mức thu nhập của những lãnh đạo hàng đầu và các cổ đông với mức thu nhập của các công nhân thông thường. Kết quả đáng suy nghĩ là số tiền mà những lãnh đạo cấp cao của 5 hãng thời trang hàng đầu thế giới kiếm được chỉ trong 4 ngày bằng tổng thu nhập của các công nhân dệt may tại Bangladesh trong cả đời lao động cần mẫn. Điều này cũng có thể hiểu rằng những người lao động trực tiếp đang vắt sức lao động để bảo đảm nguồn cung hàng hóa giá cả hợp lý cho thị trường và làm giàu cho giới chủ. Báo cáo cũng chỉ ra tình trạng bất bình đẳng thu nhập giới khi phụ nữ luôn là đối tượng nhận mức lương thấp nhất và có những công việc ít được bảo đảm nhất. Cứ 10 tỷ phú trên thế giới thì có tới 9 người là nam giới.

Oxfam lấy ví dụ cho thấy tình trạng phân hóa tại Australia đã đến độ tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua. Cụ thể, trong khoảng thời gian kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tới nay, tài sản của các tỷ phú Australia tăng gần 140%, trong khi lương trung bình của một người dân bình thường tại xứ sở Chuột túi chỉ tăng có 36%. Số tỷ phú tại quốc gia này cũng tăng gấp đôi trong thập kỷ qua trong khi khủng hoảng bất bình đẳng thu nhập ngày càng tồi tệ.

Để ngăn chặn tình trạng phân hóa ngày càng sâu sắc, Oxfam đã kêu gọi các chính phủ hạn chế khoản lợi tức cho các cổ đông và thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, thu hẹp bất bình đẳng thu nhập giới, ngăn chặn gian lận thuế và tăng chi tiêu cho lĩnh vực y tế và giáo dục.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Nguyên

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.