|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tinh thần 'chiến binh' là yếu tố tiên quyết cho sự thành công trên chặng đường chuyển đổi số tại FPT Long Châu

11:30 | 15/06/2023
Chia sẻ
‏“Chuyển đổi số sẽ khó thành công nếu thiếu sự dẫn dắt từ lãnh đạo và sự đồng lòng từ nhân viên. Và tại FPT Long Châu, chúng tôi đã thực hiện được điều đó với 100% tinh thần tiên phong của “chiến binh”- anh Phạm Đăng Khôi, Giám đốc Công nghệ FPT Retail chia sẻ. ‏

 

Phạm Đăng Khôi. (Ảnh: FPT Long Châu).

 “Công nghệ, tầm nhìn kết hợp kinh nghiệm và chuyên môn là chất xúc tác mạnh mẽ tạo nên thành công cho doanh nghiệp chuyển đổi số”. Anh có thể chia sẻ suy nghĩ về câu nói này?‏

Anh Phạm Đăng Khôi: Con người tạo ra công nghệ, làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ để tạo ra cuộc sống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, công nghệ vẫn chỉ là phương tiện, bản chất của việc chuyển đổi số thành công phải đặt nặng yếu tố con người, nguồn lực, vật lực,... Cá nhân tôi cho rằng doanh nghiệp có lãnh đạo “máu lửa”, xác định rõ bài toán, “điểm đau” mà doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ để giải quyết thì nghĩa là đã bước đầu đặt chân vào sự thành công trong quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp. ‏

‏Tại FPT Long Châu nói riêng và FPT Retail nói chung, chúng tôi may mắn là những “con, cháu” của công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam nên tinh thần “số hoá” luôn chảy trong từng tế bào chúng tôi. Thêm vào đó là tinh thần “chiến binh”, sẵn sàng dấn thân vào việc khó nên chúng tôi đã nhanh chóng triển khai ứng dụng chuyển đổi thành công, chuẩn bị bệ phóng sẵn sàng cho phát triển kinh doanh. ‏

‏FPT Long Châu đã thực hiện chuyển đổi số với 100% tinh thần tiên phong của “chiến binh”.‏ (Ảnh: FPT Long Châu).

Vậy việc chuyển đổi số đã được anh cùng đồng đội áp dụng thế nào tại FPT Long Châu? ‏

Anh Phạm Đăng Khôi: ‏Phần quan trọng trong chuyển đổi số chính là chuyển đổi con người,‏‏ chính tinh thần máu lửa của gần 10.000 đội ngũ nhân viên cùng ban lãnh đạo là yếu tố quyết định thành công để dự án số hóa của Long Châu được triển khai liền mạch, mang “sức sống mới” vào “dây chuyền” bán hàng và chuyển đổi số từ chính những dược sĩ tại nhà thuốc.

Giờ đây, tại FPT Long Châu trên toàn quốc, mọi ứng dụng đều được chúng tôi đưa “lên mây” và ứng dụng di động để có thể thao tác mọi lúc, mọi nơi chỉ trên điện thoại, thay vì phải dùng máy tính. Đến nay, 100% dược sĩ Long Châu đã sử dụng thành thạo mọi ứng dụng chúng tôi chuẩn bị cho họ để phục vụ khách hàng từ tạo đơn hàng, kiểm tra thông tin sản phẩm, xuất hoá đơn, thanh toán,...‏

‏Trên thực tế, hiệu quả kinh doanh tại FPT Long Châu được cải thiện rõ rệt khi hệ thống đáp ứng việc rút ngắn thời gian thao tác phục vụ khách hàng chỉ còn 2-3 phút thay vì 10 phút như trước. Hiện tại, toàn hệ thống chúng tôi phục vụ mượt mà cho gần 500.000 lượt khách hàng mua sắm tại hệ thống Long Châu mỗi ngày và có hơn 70% khách hàng quay lại tiếp tục trải nghiệm dịch vụ.

Chúng tôi vẫn không ngừng tối ưu hệ thống để ngày càng nâng cao trải nghiệm “cá nhân hoá” cho từng khách hàng đã tin yêu và chọn Long Châu. Đó là niềm vinh hạnh và trách nhiệm của chúng tôi trên hành trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng và là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam.‏

‏Để làm được việc đó thì chúng tôi không chỉ số hoá các công việc bán hàng, mà là chuyển đổi số toàn diện cả các công việc quản trị. Giờ đây, toàn hệ thống chúng tôi quản trị tồn kho hàng hoá đến từng mã hàng, từng vị trí, từng điểm bán, từng nhà cung cấp theo thời gian thực,... Việc này giúp chúng tôi đảm bảo công tác quản trị bán hàng, công tác logistic, phục vụ kinh doanh tốt nhất có thể.‏

‏Ngoài các hệ thống kinh doanh thì chúng tôi cũng số hoá cả công tác đào tạo, các dược sĩ Long Châu được tiếp cận hệ thống elearning, virtual pharmacy,.. để đảm bảo mọi dược sĩ đều được cập nhật kiến thức dược lý tân tiến nhất để tư vấn khách hàng tốt nhất.‏

‏Tại FPT Long Châu, công tác chuyển đổi số của chúng tôi là cả quá trình chuyển đổi toàn diện và phối hợp nhuần nhuyễn từ “ý niệm” con người, từ quy trình và công cụ số để có được những thành công bước đầu như hiện tại. Tất cả điều đó đều khởi phát từ tinh thần “chiến binh” luôn chảy trong dòng máu con người FPT chúng tôi.‏

Để mang công cuộc chuyển đổi số “len lỏi” vào bộ máy và nhân sự làm quen với số hóa không phải điều dễ dàng. Vậy bí quyết nào để người lãnh đạo giải quyết vấn đề này? ‏

Anh Phạm Đăng Khôi: ‏“Dòng chảy chuyển đổi số” dần len lỏi vào hệ thống của chúng tôi nhờ vào quá trình “tiền hô - hậu ủng”. Dược sĩ sử dụng và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ suốt thời gian họ bán hàng. Tại FPT Long Châu, chúng tôi luôn mang tinh thần hỗ trợ hết mình, phối hợp nhịp nhàng, không ai “cô độc” trong công việc.

Người FPT Long Châu luôn có tinh thần “thiện chiến”, sẵn sàng tiếp nhận cái mới theo hướng tư duy số. Chuyển đổi số sẽ khó thành công nếu thiếu sự dẫn dắt từ lãnh đạo và đồng lòng từ nhân viên, tạo cơ hội để số hóa trở thành “văn hóa” được công nhận và hưởng ứng. Và tại FPT Long Châu, chúng tôi đã thực hiện được điều đó với 100% tinh thần tiên phong của những “chiến binh máu lửa”, vững tin vào năng lực nội tại cùng một quyết tâm chiến thắng trong tương lai. ‏

‏Người FPT Long Châu luôn có tinh thần “thiện chiến”, sẵn sàng tiếp nhận cái mới theo hướng tư duy số.‏ (Ảnh: FPT Long Châu).

Với anh, đâu là “bài học tâm đắc” trên hành trình xây dựng “văn hóa số” cho FPT Long Châu mà anh muốn chia sẻ?‏

Anh Phạm Đăng Khôi:Anh Phạm Đăng Khôi:Chuyển đổi số cần ứng dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn phải đảm bảo đồng nhất với văn hóa vốn có của doanh nghiệp. Với FPT Long Châu, chuyển đổi số cần gắn liền “chuyển đổi” được con người và có được hệ thống tối ưu cho dược sĩ, những người dùng cuối thật sự và đảm bảo trải nghiệm của từng nhân sự.

Công cụ hữu ích thôi là chưa đủ, để có được vị trí bền vững trong thói quen vận hành và ứng dụng thì điều tiên quyết là phải dễ dàng, thao tác đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các công cụ đáp ứng vấn đề chuyển đổi số.‏

‏Việc tổ chức các buổi đào tạo trực tuyến, đảm bảo thông tin được chuyển giao hiệu quả và sự định hướng từ các cấp quản lý tạo lực đẩy cho dược sĩ hiểu được nguyên nhân cần chuyển đổi số, chuyển đổi sẽ giúp bản thân họ tự hoàn thiện trình độ và tối ưu năng suất, bỏ được thói quen “ngại thay đổi”.

Quan trọng nhất là phải đổi được nhận thức, tư duy lối mòn trong quy trình làm việc đã không còn phù hợp, có như vậy công cuộc chuyển đổi và xây dựng văn hóa số cho doanh nghiệp sẽ ngày càng được củng cố, thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh. ‏

Bích Thu