Tinder có hàng triệu người dùng trên toàn cầu, doanh thu một năm lên tới vài tỷ đô
Ứng dụng hẹn hò nổi tiếng nhất là Tinder có lẽ không còn xa lạ với các bạn trẻ. Trong cuộc sống hiện đại, guồng quay liên tục luôn khiến nhiều người trẻ cảm thấy lạc lõng, họ cần tìm một người đồng điệu về mặt cảm xúc, tính cách và sở thích để hẹn hò. Và những ứng dụng hẹn hò như Tinder được thiết kế để làm điều đó.
Từ sự ra đời của Tinder
Tinder được ra mắt vào năm 2012 trong một sự kiện của vườn ươm khởi nghiệp Hatch Labs ở West Hollywood. Ban đầu, Tinder có tên là MatchBox, nhưng nhà sáng lập Sean Rad và cộng sự đã đổi tên ứng dụng để tránh trùng tên công ty với trang web Match.com.
Tinder hoạt động theo cơ chế rất đơn giản. Người dùng sẽ thực hiện các thao tác như quẹt phải để "thích" và ngược lại. Nếu hai bên cùng "thích" thì ứng dụng sẽ "match" hai người với nhau, hay còn gọi là "tương hợp". Khi tương hợp, hai người sẽ có thể trò chuyện qua lại ngay trên ứng dụng.
Năm 2014, Tinder đã báo cáo rằng có khoảng một tỷ lượt "quẹt" hàng ngày. Trong đó, người dùng đăng nhập vào ứng dụng trung bình 11 lần một ngày. Năm 2020, Tinder có 6,2 triệu người đăng ký gói premium và 75 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Tính đến năm 2021, Tinder đã ghi nhận hơn 65 tỷ lượt match trên toàn cầu.
Tinder thuộc sở hữu của Match Group - công ty đã bắt đầu kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực hẹn hò trực tuyến vào những năm 90. Họ bắt đầu kế hoạch mở rộng bằng việc mua lại OkCupid và Plenty of Fish vào những năm 2010, thâu tóm đối thủ của Tinder là Hinge vào năm 2018.
Match Group là ông trùm trong lĩnh vực hẹn hò với hệ sinh thái ứng dụng gần như đầy đủ, ví dụ Tinder, OKCupid, Meetic, Hinge, PlentyOfFish...
Hiện nay, Match là một tập đoàn ứng dụng hẹn hò với hàng triệu người dùng và sở hữu hơn 45 thương hiệu trên khắp thế giới. Vào năm 2021, Tinder đã kiếm được 1,7 tỷ USD nhờ bán các gói đăng ký trên Tinder như Tinder Gold, Super Likes hoặc dịch vụ tặng hoa hồng "Roses" trên Hinge...
Đến những lùm xùm tai tiếng
Tinder được khởi tạo từ mục đích tốt đẹp là kết nối người dùng với nhau nhưng sự sai lệch của người dùng cũng như cách tạo dựng hình ảnh bằng truyền thông miệng, thiếu sự định vị cho thương hiệu đã khiến ứng dụng này mang nhiều tiếng xấu.
Trong một bài đánh giá của trang CNET, ứng dụng Tinder được xếp vào nhóm "dễ và nhanh để kiếm bạn tình". Chưa kể, ứng dụng hẹn hò này cũng dính nhiều tai tiếng hay còn gọi là "phốt" liên quan đến các vấn đề lừa đảo,...
Năm ngoái, Netflix đã gây bão với bộ phim tài liệu có tựa "The Tinder Swindler" (Kẻ lừa đảo trên Tinder), kể về câu chuyện của Simon Leviev (tên thật là Shimon Hayut) - một chuyên gia lừa đảo, người đã tạo ra vỏ bọc là con của ông chủ tập đoàn mua bán kim cương để lừa tình, lừa tiền các cô gái mà anh ta hẹn hò qua ứng dụng Tinder.
Simon đã tìm cách "đào mỏ" nạn nhân bằng nhiều cách khác nhau. Số tiền hắn chiếm đoạn từ các cô gái trẻ đã lên tới 10 triệu USD. Bộ phim là lời cảnh tỉnh đối với sự nhẹ dạ, cả tin vào các đối tượng được ghép đôi trực tuyến với mình.
Mới đây, mạng xã hội Facebook tại Việt Nam đã lan truyền hình ảnh một nữ YouTuber chia sẻ về cách kiếm tiền thông qua các buổi hẹn hò trên Tinder.
Nữ YouTuber cho biết cô có nhiều chiêu để có thể "bỏ túi" kha khá từ đối tượng hẹn hò, gồm việc được cung cấp bữa ăn miễn phí khi đi hẹn hò, vài trăm nghìn đồng tiền di chuyển taxi, thù lao viết hộ profile, cho đến vài triệu đồng tiền "phạt" đối phương đến muộn. Những chia sẻ của nữ YouTuber sau đó đã gặp phản ứng gay gắt từ người dùng mạng xã hội.
Hồi tháng 1, Match Group đã đưa ra thông báo một chiến dịch hỗ trợ người dùng tránh bị lừa đảo trực tuyến. Theo đó, Tinder và ứng dụng hẹn hò trực tuyến Meetic của Pháp sẽ nhắc người dùng bằng các tin nhắn về các hành vi cần chú ý. Ứng dụng cũng sẽ đề cập cách nhận biết những dấu hiệu của kẻ lừa đảo.
Chiến dịch này được triển khai tại hơn 15 quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italy.
Xu hướng dùng Tinder ở Việt Nam:
Báo cáo về thị trường di động công bố vào năm 2022 của Data.ai cho biết, cả thế giới đã chi gần 4 tỷ USD vào các ứng dụng hẹn hò trong năm 2022.
Mỹ, Nhật Bản, Anh và Trung Quốc là 4 thị trường có số lượng người chi tiêu vào nền tảng hẹn hò nhiều nhất năm 2021. Trong khu vực ASEAN+6, báo cáo cho biết người dùng ở Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Philippines chi nhiều nhất cho Tinder.
Xét theo số lượt tải về, Tinder cũng là ứng dụng được Singapore, Philippines và Việt Nam tải về nhiều nhất trong năm 2021.
Về xu hướng sử dụng các ứng dụng hẹn hò ở Việt Nam, khảo sát của Decision Lab cho biết, 65% trong số 1012 người tham gia khảo sát đang sử dụng ít nhất một ứng dụng hẹn hò. Trong đó, Tinder ứng dụng hẹn hò phổ biến nhất, chiếm khoảng 22%.
Trong báo cáo của Decision Lab có nêu người Việt sử dụng các ứng dụng hẹn hò như Tinder phần lớn để làm quen bạn mới, chiếm tỷ lệ 48%. Trong khi đó, mục đích hẹn hò hay tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài chỉ chiếm lần lượt 39% và 35%.
Ngoài ra, một số mục đích sử dụng ứng dụng hẹn hò khác cũng được chỉ ra như mở rộng mối quan hệ (34%), và tình một đêm (15%).
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/