Theo số liệu của Cục Thống kê TP Đà Nẵng, bức tranh kinh tế thành phố 9 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng, một số ngành duy trì mức tăng cao đã đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Tăng trưởng tín dụng tại Đà Nẵng tính đến cuối tháng 5 chỉ đạt 0,09%, thấp hơn đáng kể so với kết quả của toàn nền kinh tế hay hai thành phố Hà Nội, TP HCM.
Giai đoạn 2020 - 2025, TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư ba khu công nghiệp ở huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ, tổng diện tích gần 900 ha và tổng mức đầu tư 14.000 tỷ đồng.
Từ sau Tết Nguyên đán, hàng loạt nhà hàng, mặt bằng cho thuê ven biển Đà Nẵng bỏ hoang, tạm ngưng kinh doanh nhiều hơn. Nhiều nhà, mặt bằng trống không có người kinh doanh, treo bảng cho thuê năm 2020 đến nay vẫn ế.
Một số nội dung cơ bản của điều chỉnh quy hoạch chung đưa ra định hướng đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành một phần của mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu; là một cổng vào của Hành lang kinh tế Đông Tây; điểm đến phong cách sống toàn cầu; trung tâm du lịch dịch vụ và trung tâm kinh tế biển của Việt Nam và khu vực.
Lãnh đạo TP Đà Nẵng yêu cầu hoàn thành hạ tầng kỹ thuật trước ngày 30/6/2021 để 6 tháng cuối năm tập trung thu hút các nhà đầu tư vào khu phụ trợ khu công nghệ cao.
Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đầu năm 2021, nhiều dự án được triển khai, đặc biệt là nhiều nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư tại TP Đà Nẵng, nhiều nhà đầu tư đăng ký ràng buộc và thành phố cho phép nghiên cứu một số dự án.
Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung khu công nghiệp hỗ trợ khu công nghệ cao Đà Nẵng với quy mô diện tích là 58,531 ha vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp.
Mỗi hộ dân TP Đà Nẵng được vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay với lãi suất 4,8%/năm để trả nợ tiền sử dụng đất tái định cư còn nợ ngân sách thành phố.