|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tiền polymer là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường gấp 3 lần tiền giấy?

13:15 | 25/10/2019
Chia sẻ
Tiền polymer gây ô nhiễm môi trường cao gấp 3 lần tiền giấy cũng như quá trình sản xuất tạo ra lượng khí thải rất lớn.

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng, trong số lượng tiền giấy trung bình mà một người trưởng thành sử dụng mỗi năm, các tờ tiền polymer 10 bảng Anh thải ra khoảng 8,77kg CO2 so với loại tiền giấy tiền nhiệm chỉ thải ra 2,92kg. Con số là gấp 3 lần.

Đối với các tờ tiền 5 bảng, lượng khí thải là 4,97kg đối với polymer so với 1,8kg của tiền giấy, gấp 2,76 lần, chỉ tính riêng trong quá trình sản xuất số lượng tiền cần thiết.

Nghiên cứu kết hợp dữ liệu từ các báo cáo của Ngân hàng Anh và thông tin về sản xuất và sử dụng tiền mặt từ các nguồn như Hiệp hội Bán lẻ Anh đưa ra một so sánh thực tế hơn.

Các tờ tiền polymer ban đầu được ra mắt vào năm 2016 với lí do chúng có các tính năng ưu việt hơn như tính bảo mật, có khả năng chống bụi bẩn tốt hơn và tuổi thọ cao hơn.

Đặc biệt, độ bền cao hơn được xem là lí do chính cho nhiều chính phủ tiến hành sản xuất tiền polymer, cho rằng tác động môi trường do đó, sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, dữ liệu ngân hàng dựa trên đơn vị chức năng đã lưu hành 1.000 tờ tiền giấy trong vòng 10 năm, thay vì số lượng thực sự được một cá nhân cá nhân sử dụng, quá trình sản xuất và số lượng giao dịch họ trải qua.

Khi được xử lí vào cuối đời, tiền giấy được trả lại cho Ngân hàng Anh, ép thành hạt và ủ theo quy trình tương tự như xử lí rác thải thực phẩm. Trong khi đó, tiền polymer được tạo hạt, nấu chảy và tái chế cơ học thành các vật thể khác.

tien-seri-dep-1_ebim

Tiền polymer là yếu tố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng? Ảnh: Internet.

Việc sản xuất khí nhà kính của mỗi phương pháp cho cả tiền giấy và tiền polymer 5 bảng về cơ bản là như nhau. Tuy nhiên, các tờ tiền 10 bảng lớn hơn và dày hơn một chút, đồng nghĩa với việc phiên bản polymer cũng tạo ra lượng CO2 nhiều hơn trong quá trình tái chế cuối đời so với tiền giấy.

Không phải mọi phương thức thanh toán thay thế đều giải quyết được vấn đề. Chẳng hạn, Apple Pay ngày càng phổ biến đi kèm với chi phí môi trường đáng kể khi sản xuất iPhone, nhưng thường chỉ được sử dụng trong hai năm.

Theo báo cáo của riêng Apple, một chiếc iPhone XS 64 GB có lượng khí thải tiềm năng là 70kg CO2 trong suốt vòng đời so với 53,9kg trong quá trình sản xuất. Con số này gần gấp 8 lần so với lượng khí thải khi sản xuất tờ polymer 10 bảng - một lựa chọn gây ô nhiễm môi trường thậm chí tồi tệ hơn.

Phương thức thanh toán thân thiện với môi trường nhất hiện nay là thẻ ngân hàng dù được sản xuất từ PVC. Trong vòng 3 năm, một thẻ tiêu chuẩn chỉ chiếm 20,8g sản xuất CO2. Ngay cả khi tích hợp công nghệ thanh toán không dây, lượng khí thải vẫn tăng lên chỉ 40g CO2, chiếm một phần nhỏ so với tiền giấy.

Thu Phương