Thương mại Trung Quốc tăng trưởng 2 con số trong tháng 11 nhờ nhu cầu nội địa, toàn cầu tăng mạnh
Báo cáo từ cơ quan hải quan Trung Quốc hôm thứ Sáu (8/12) cho biết, xuất khẩu đã tăng 12,3% trong tháng 11 tính theo đồng USD, vượt qua dự báo của tất cả các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của Bloomberg, với ước tính trung bình là tăng 5,3%. Nhập khẩu cũng vượt qua dự báo với mức tăng 17,7%, giúp thặng dư thương mại tăng lên đến 40,2 tỷ USD.
"Nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển, đã hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc đi lên. Tăng trưởng đầu tư sẽ chậm lại một chút trong năm tới, vì sự tăng trưởng của nhập khẩu", ông Yao Shaohua, một chuyên gia kinh tế tại ABCI Securities, Hồng Kông cho biết.
Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg |
Nhu cầu đối với hàng hóa của Trung Quốc tăng manh khi sự tăng trưởng của các đối tác thương mại lớn vẫn còn nguyên vẹn, và nhập khẩu đang ổn định khi nền kinh tế có sự thể hiện vượt trội trong năm nay. Chỉ số nhà quản trị mua hàng chính thức ngành sản xuất đã bất ngờ tăng lên gần mức cao nhất trong 5 năm vào tháng 11, bất chấp các chiến dịch làm sạch môi trường và hệ thống tài chính. Chính phủ Trung Quốc gần đây đã thông báo cắt giảm thuế quan để giúp thúc đẩy nhập khẩu khi nền kinh tế phát triển phụ theo hướng thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng.
Lợi tức trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thời hạn 10 năm thay đổi nhỏ trong ngày và đã giảm 4 điểm cơ bản trong tuần ở mức 4,78%. Lợi tức trái phiếu 10 năm đáo hạn tăng 3 điểm cơ bản lên 3,94% trong ngày thứ Sáu, ghi nhận mức tăng cả tuần là 2 điểm cơ bản.
"Nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm công nghệ đã thúc đẩy xuất khẩu. Sự thay thế của các công ty Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu và triển vọng công nghệ bền vững có thể là nền tảng cho thương mại vào năm 2018", Betty Wang, chuyên gia kinh tế cao cấp của Australia & New Zealand Banking Group, tại Hồng Kông nói.
Bên cạnh đó, nhập khẩu nguyên vật liệu cũng tăng mạnh, với các hàng từ khí đốt tự nhiên tới đồng và quặng sắt, cho thấy nhu cầu nội địa mạnh mẽ, cho tới thời điểm này, thị trường tiêu tụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Khí đốt tự nhiên và đồng nguyên chất nhập khẩu đều tăng lên mức kỷ lục.
Tuy nhiên, Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đang đối mặt với sự không chắc chắn. Mâu thuẫn thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tồn tại sau khi chính quyền ông Trump gần đây tranh luận rằng Trung Quốc đang đi ngược với các nguyên tắc thị trường hình thành nên chuẩn mực cho thương mại toàn cầu hóa.
Các chuyên gia của Bloomberg Economics dự báo xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm trong năm tới.
"Sự quay trở lại mức tăng trưởng hai con số trong tháng 11 là rất ấn tượng. Việc Mỹ tiến hành cắt giảm thuế, đặc biệt nếu các chính sách bảo hộ vẫn được giữ nguyên, sẽ làm tăng động lực đối với nhu cầu trên thế giới", chuyên gia kinh tế Tom Orlik và Fielding Chen hôm thứ Sáu cho biết.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/