Tạp chí Forbes vừa công bố bình chọn top 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam. HDBank lần đầu có mặt trong danh sách danh giá này, cùng các thương hiệu khác như Vinamilk, Viettel, VNPT, Sabeco, Vinhomes, Vietcombank, Vietjet Air,…
Trong Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018, ngành ngân hàng đóng góp 8 thành viên với tổng giá trị ước đạt 807 triệu USD (tăng 35,4% so với cùng kỳ). Vietcombank tiếp tục là thương hiệu đắt giá nhất trong ngành với giá trị 177,9 triệu USD, VPBank bứt phá trở thành thương hiệu có giá trị lớn thứ 4 ngành ngân hàng với 99,2 triệu USD.
Các ngân hàng Trung Quốc, Mỹ áp đảo ở những vị trí top đầu, có ba ngân hàng Việt Nam lọt vào top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới là VietinBank, BIDV, Vietcombank. Trong đó, Vietibank lọt vào top 10 ngân hàng có giá trị thương hiệu tăng mạnh nhất.
Tăng mức độ phủ sóng và nhận diện hình ảnh là điều mà các ngân hàng mong muốn. Tận dụng các cơn sốt xã hội như U23 Việt Nam, hay làm thương hiệu với âm nhạc, khởi nghiệp... là các cách mà giới truyền thông ngân hàng dùng để "khuếch đại" hình ảnh của thương hiệu.
Qua hơn 6 thập kỷ, kể từ khi ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời, hệ thống ngân hàng ngày nay có độ phủ sóng rộng rãi, quy mô vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng và trên hết là những biểu trưng mới, nhận diện thương hiệu mới.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.