|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thu về gần 127 tỷ USD nhờ 10 nhóm hàng chủ lực năm 2016

20:51 | 18/01/2017
Chia sẻ
Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 176,63 tỷ USD, trong đó 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem về 126,85 tỷ USD.
thu ve gan 127 ty usd nho 10 nhom hang chu luc nam 2016
Xuất khẩu tại cảng. Ảnh: Hà Nội Mới.

Số liệu từ báo cáo của Tổng cục Hải quan công bố chiều 18/1, tính đến hết tháng 12/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% tương ứng tăng gần 14,62 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, tiếp theo là hàng dệt may máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...

thu ve gan 127 ty usd nho 10 nhom hang chu luc nam 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Điện thoại và linh kiện

Đứng đầu nhóm xuất khẩu chủ lực là điện thoại và linh kiện. Trong 12 tháng, lượng nhập khẩu đạt 34,32 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2015 (năm trước là 30,17 tỷ USD).

Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: thị trường EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD. Tiếp theo là Hoa Kỳ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và thị trường ASEAN..

Hàng dệt may

Xuất khẩu hàng dệt may cả năm 2016 đạt hơn 23,84 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước (năm 2015 là 22,8 tỷ USD).

Thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong năm 2016 lớn nhất là Hoa Kỳ với kim ngạch hơn 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là thị trường EU, tiếp theo là Nhật Bản.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm vừa qua đạt 18,96 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm trước tương đương tăng 3,35 tỷ USD.

Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm với 4,1 tỷ USD. Hoa Kỳ đạt 2,89 tỷ USD là nước thứ hai, thứ ba là Hà Lan tăng mạnh 53,5% so với năm trước.

Giày dép các loại

Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam cả năm đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước (năm 2015 là 12,01 tỷ USD). Giày dép được xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt hơn 10,14 tỷ USD cả năm tăng 24,3% so với 8,16 tỷ USD năm trước.

5 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, ngoài 5 nhóm hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, 5 nhóm hàng còn lại có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu.

Nhóm hàng thủy sản đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2015 đạt 6,57 tỷ USD).

Nhóm hàng gỗ và sản phẩm từ gõ đạt 6,97 tỷ USD, tăng 1,1% (năm 2015 đạt 6,89 tỷ USD).

Nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,06 tỷ USD, tăng 3,76% (năm 2015 đạt 5,84 tỷ USD).

Nhóm cà phê xuất khẩu đạt 3,34 tỷ USD, tăng 25% (năm 2015 đạt 2,67 tỷ USD).

Hàng túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù đạt 3,17 tỷ USD năm 2016, tăng 10,4% (năm 2015 đạt 2,87 tỷ USD).

Thị trường xuất khẩu lớn nhất

thu ve gan 127 ty usd nho 10 nhom hang chu luc nam 2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD, tăng 14,9%. Thị trường Châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nổi bật như thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD.

Thái Hoàng

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.