|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng: 'Phấn đấu dẫn đầu ASEAN về môi trường đầu tư kinh doanh'

12:24 | 22/04/2017
Chia sẻ
Đây là chia sẻ của Thủ tướng trong cuộc đối thoại với hơn 2.000 công nhân lao động tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
thu tuong phan dau dan dau asean ve moi truong dau tu kinh doanh
Thủ tướng gặp gỡ công nhân miền Trung. (Ảnh: VGP).

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất lao động

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, tại buổi gặp gỡ với hơn 2.000 công nhân miền Trung diễn ra sáng nay (22/4) ở thành phố Đà Nẵng.

Thủ tướng cũng cho biết phải cải cách hành chính tốt hơn, đặc biệt là thủ tục hành chính ở các cơ quan liên quan trực tiếp đến quyền lợi doanh nghiệp.

Cải cách thủ tục để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, có điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Thủ tướng đề nghị các địa phương cần quan tâm hơn vấn đề cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; mong các địa phương rà soát lại các thủ tục, để làm sao các thủ tục được triển khai nhanh nhất, không mất thời cơ của doanh nghiệp.

"Đây là vấn đề thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn lắng nghe doanh nghiệp. Việt Nam phấn đấu đứng trong nhóm đầu khu vực ASEAN về môi trường đầu tư kinh doanh", Thủ tướng nói.

Tại buổi gặp gỡ, nhiều câu hỏi xung quanh bảo hiểm, chế độ tiền lương, cải tiến năng suất lao động... được các công nhân miền Trung gửi tới Thủ tướng.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, vấn đề năng suất lao động là điều ảnh hưởng trực tiếp tới đời sông công nhân và sự phát triển của xã hội.

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam đã tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định kinh tế với các quốc gia, châu lục. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động cũng nhiều hơn, cơ hội dịch chuyển việc làm giữa các quốc gia trong khối ASEAN sẽ thuận lợi, dễ dàng, người lao động ở nước này được quyền tự do tìm kiếm việc làm ở các quốc gia khác.

Tuy nhiên, cạnh tranh về lao động sẽ gay gắt hơn, việc nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân lao động là hết sức thiết thực và cấp thiết.

Bên cạnh các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề của công đoàn, Chính phủ cũng sẽ có những chính sách ưu tiên cho việc dạy nghề, nâng cao trình độ cho người lao động.

Cần bảo vệ quyền lợi người lao động trước làn sóng FDI

Thủ tướng nhận được câu hỏi cụ thể về hiện tượng ở nhiều doanh nghiệp FDI nhiều công nhân độ tuổi từ 35 - 40 trở lên khó có cơ hội việc làm do anh Nguyễn Ngọc Quang, Khu công nghiệp Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt ra.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định luôn tiếp thu để hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo thị trường lao động bình đẳng, khung pháp lý phù hợp, yêu cầu các chủ doanh nghiệp thực hiện đúng luật lao động đã quy định.

Tuy vậy, người đứng đầu Chính phủ cũng hiểu thực tế khi sử dụng lao động trẻ có lợi thế nhanh nhẹn, ít thâm niên nên sẽ không phải trả lương cao, lại có thể tận dụng được sức lao động cường độ cao. Vì vậy lao động ngoài 30 tuổi với mức lương và mức đóng bảo hiểm xã hội tăng dần sẽ bị sa thải.

Biện pháp khắc phục bằng cách nâng cao tay nghề để chứng tỏ rằng tuổi 35 - 40 không kém gì tay nghề trẻ, điều này rất quan trọng.

Thủ tướng một lần nữa khẳng định, dù ở độ tuổi nào thì Nhà nước, thể chế pháp luật luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Nam Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).