|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng chỉ ra 7 nguyên nhân bùng phát đợt dịch COVID-19 thứ 4

06:56 | 20/05/2021
Chia sẻ
Theo Thủ tướng, một số đơn vị chưa có dịch bệnh nên chưa có kinh nghiệm, còn chậm trễ, lúng túng, bị động ứng phó khi dịch COVID-19 bùng phát.

Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định là đợt dịch lần này có diễn biến phức tạp, khó lường, do chủng mới của virus có độ nguy hiểm cao, lây lan nhanh và khó chữa trị. 

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã lây lan tại một số khu công nghiệp tập trung đông công nhân. Việt Nam chưa có kinh nghiệm ứng phó với dịch tại các khu công nghiệp.

Thủ tướng chỉ ra 7 nguyên nhân bùng phát đợt dịch COVID-19 thứ 4 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: TTXVN).

Theo Thủ tướng, dịch bùng phát có nhiều nguyên nhân như nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài qua đường nhập cảnh. Trong khi đó công tác quản lý nhập cảnh, đấu tranh ngăn chặn nhập cảnh trái phép, kiểm soát và xử lý cư trú trái phép chưa chặt chẽ, còn sơ hở.

Việc quản lý cách ly người nhập cảnh, theo dõi y tế sau cách ly thiếu chặt chẽ cũng là một trong những nguyên nhân.

Ngoài ra, một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân chủ quan, mất cảnh giác. Một số đơn vị, địa phương thực hiện chưa đầy đủ yêu cầu 4 tại chỗ. Quy định về phòng chống dịch bệnh có bất cập, chưa sát thực tế.

Thủ tướng khẳng định dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước và từng bước kiểm soát tại các tỉnh đang có dịch; chưa phát hiện việc phát sinh các ổ dịch mới chưa rõ nguồn lây.

Các ca mắc mới trong cộng đồng được ghi nhận vừa qua đều xuất phát từ các ổ dịch hiện có, trong các khu vực phong tỏa, cách ly và được kiểm soát chặt chẽ.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục hiện tượng chủ quan, thiếu trách nhiệm. Quan điểm chống dịch tránh cả hai khuynh hướng là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi không có dịch và hốt hoảng, mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh khi ứng phó dịch.

"Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công dịch bệnh, lấy tấn công là chính, phòng là thường xuyên, cơ bản, quyết định", Thủ tướng lưu ý.

Người đứng đầu Chính phủ phân tích, tấn công là "5K + vắc xin"; xét nghiệm sàng lọc diện rộng. Các đơn vị tích cực huy động các nguồn lực để tăng năng lực xét nghiệm, bảo đảm nhanh, chính xác, hiệu quả; tiếp cận đa dạng nguồn vắc xin, nhận chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu, sản xuất trong nước.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Bộ Y tế, các địa phương rà soát các biện pháp chống dịch tại các khu công nghiệp. Bộ Công Thương chuẩn bị phương án, kể cả cho tình huống xấu nhất, về cung ứng hàng hóa, vật tư y tế, nhất là hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt tại vùng có dịch bệnh.

Tính từ 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.648 bệnh nhân COVID-19. Dịch xuất hiện tại 28 tỉnh, thành. 

Bắc Giang hiện là địa phương có số người nhiễm bệnh cao nhất cả nước với 605 ca; Bắc Ninh đứng thứ hai với 353, Hà Nội đến nay ghi nhận 257 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 89 ca, Bệnh viện K 29).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Đào

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.