Thu từ bán bảo hiểm sẽ là yếu tố chính thúc đẩy thu ngoài lãi của ACB trong năm 2019
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Phí thu từ bảo hiểm sẽ đẩy mạnh thu ngoài lãi trong năm 2019
Theo nhận định của CTCP Bản Việt (VCSC), phí bancassurance sẽ là yếu tố trụ cột thúc đẩy thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chứ không phải các khoản thu nhập bất thường từ thu hồi nợ.
VCSC ước tính đến nay có trên 70% tài sản liên quan đến nhóm 6 công ty đã được thu hồi. Nợ liên quan đến VAMC cũng dự kiến sẽ được thu hồi hoàn toàn trong đến năm 2020. Do vậy, dự kiến sẽ chỉ có một lượng nhỏ tài sản có vấn đề nằm ngoài bảng cân đối kế toán trong các năm tới.
Vì vậy, thu nhập từ thu hồi nợ đã xử lý dự báo sẽ không đóng góp đáng kể vào thu nhập ngoài lãi trong những năm tới.
Tuy nhiên, VCSC nhận thấy hoạt động bancassurance sẽ bắt đầu vượt trội trong năm 2019 với dự báo tăng gấp đôi so với năm 2018. Cũng như tại TPBank, thu nhập bancassurance của ACB bao gồm 80% từ bảo hiểm phi nhân thọ nên dư địa tăng trưởng mảng nhân thọ còn lớn.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến cuối năm 2018, ACB đứng thứ 8 về phí bảo hiểm gộp nhân thọ, cao hơn so với MSB và SCB, là các ngân hàng có qui mô xấp xỉ, nhưng kém Sacombank về tăng trưởng.
ACB có thể hoàn nhập khoảng 300 tỉ đồng trong năm 2019
Báo cáo cũng đánh giá ACB là ngân hàng có chất lượng tài sản hàng đầu trong ngành. Nợ xấu theo báo cáo tiếp tục dưới 1,2% với tỉ lệ nợ đã xử lí (không tính nợ liên quan đến nhóm 6 công ty) từ năm 2017 đến nay đều thấp. Trong khi đó, ACB đã nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 158% trong quí I/2019 (cao thứ 2 ngành ngân hàng) cho thấy ngân hàng đã trích lập dự phòng cao hơn so với mức yêu cầu.
Với tài sản thế chấp trên và ngoài bảng cân đối kế toán có giá trị lớn và tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi, VCSC cho rằng quá trình thu hồi nợ xấu của ACB sẽ cải thiện và ngân hàng sẽ có thể ghi nhận một khoản hoàn nhập dự phòng khoảng 300 tỉ đồng trong năm 2019.
Khả năng dư thừa thanh khoản?
Một điểm đáng chú ý khác ở ACB là số dư tiền gửi liên ngân hàng trong quí I/2019 tăng mạnh 63,7% so với quí IV/2018. Đây cũng là nguyên nhân khiến biên lợi nhuận (NIM) của ngân hàng giảm 23 điểm cơ bản trong khi trung bình các ngân hàng khác tăng 9 điểm cơ bản.
Việc thanh khoản tích lũy có thể liên quan đến đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp gần đây để tạo vùng đệm an toàn hơn cho tỷ lệ cho vay/tiền gửi (78% so với mức trần 80%).
ACB có khả năng sẽ chào bán công khai 35,2 triệu cổ phiếu quĩ (ước tính trị giá 45 triệu USD theo giá đóng cửa phiên hôm nay) sẽ khiến tình hình dư thừa thanh khoản tăng thêm.
VCSC cho rằng khó khăn khiến việc giải quyết lượng thanh khoản nói trên là do chiến lược từ tập trung ngắn hạn vào tái cấu trúc chương trình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, công ty chứng khoán này dự báo NIM của ACB sẽ dao động xung quanh mức 3,57% trong 2 năm tới.
Ước tính kết quả kinh doanh của ACB qua các năm
(Nguồn: VCSC).
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/