|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thủ phủ thuỷ sản Quảng Châu,Thượng Hải chịu thiệt hại nặng nề vì lệnh phong toả phòng chống COVID-19

08:29 | 13/04/2022
Chia sẻ
Theo Undercurrent News, các nhà bán buôn thuỷ, hải sản ở Quảng Châu, thành phố lớn thứ ba của Trung Quốc, đang phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ đợt đóng cửa mới do làn sóng biến chủng omicron đang lây lan mạnh mẽ.

Một quan chức của Cục Thương mại thành phố Quảng Châu cho biết tất cả mặt hàng thiết yếu của gia đình, bao gồm cả hải sản, đều được cung cấp đủ.

Tuy nhiên, các đại lý tại chợ hải sản Huangsha, trung tâm buôn bán hải sản lớn nhất trong khu vực, bị thiệt hại rất lớn.

Một nhà nhập khẩu cho biết : “Hải sản tươi sống bị thiệt hại nhiều nhất vì tất cả khách hàng đã không còn nữa”.

Một nhà bán buôn tôm hùm Canada hôm Chủ nhật đã phàn nàn về việc thua lỗ nặng sau vụ đóng cửa ở Quảng Châu. 

“Nếu tôm hùm của tôi chết, tôi sẽ mất toàn bộ thu nhập trong năm nay,” ông nói và từ chối bình luận về việc đóng cửa đột ngột mà không thông báo trước. Nguồn tin cho biết cá hồi nhập khẩu được hưởng một chút "may mắn" vì Quảng Châu hiện là cảng duy nhất còn hoạt động.

Ông nói: “Giá cá hồi Na Uy đang tăng trở lại, nhưng chúng tôi vẫn có thể kiếm được hơn 10% lợi nhuận vì chúng tôi có khách hàng từ các thành phố khác”.

“Nguồn cung cá hồi rất eo hẹp và thế giới sẽ trở lại bình thường, thị trường quá điên rồ”, một nguồn tin tại Na Uy cho biết.

Thành phố Quảng Châu cho biết chỉ có 32 trường hợp dương tính với biến chủng omicron được phát hiện cuối tuần trước nhưng giới chức vẫn xét nghiệm toàn thành phố để loại trừ khả năng lây truyền tiềm ẩn trong cộng đồng.

Tất cả trường học và trung tâm đào tạo phải hoạt động trực tuyến, và các rạp chiếu phim cũng như các công ty dịch vụ ăn uống đã bị đóng cửa cho đến khi có thông báo mới. Các siêu thị và cửa hàng bán buôn vẫn hoạt động như bình thường nhưng được quản lý chặt chẽ.

Ngoài Quảng Châu, một thành phố khác cũng tiêu thụ lượng thuỷ sản lớn khác là Thượng Hải cũng đang chịu tác động nặng nề từ làn sóng COVID-19 mới. 

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại thành phố này đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thuỷ sản với hơn 300 tàu đang chờ cập cảng. 

Tất cả chợ thủy sản, bao gồm cả Chợ Hải sản Jiangyang Thượng Hải, trung tâm buôn bán thủy sản lớn nhất trong khu vực, đã ngừng hoạt động bán buôn và bán lẻ vào đầu tháng 4, làm gián đoạn chuỗi cung ứng thủy sản tươi sống và đông lạnh.

“Các lô hàng tôm nhập khẩu không thể vào thành phố. Việc thông quan và lấy hàng đang trở nên lộn xộn”, một nguồn tin cho biết.

Ông nói thêm: “Nếu tình hình kiểm soát COVID-19 ở Thượng Hải được cải thiện, nhu cầu tôm sẽ phục hồi mạnh trở lại. Điều này có thể đấy giá tôm tăng mạnh”. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.