|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thứ hạng xuất khẩu tôm của Thái Lan liên tục giảm

16:46 | 08/08/2019
Chia sẻ
Từ vị thế là quốc gia xuất khẩu tôm đứng đầu thế giới trong giai đoạn 2007 - 2012, sau 6 năm, vị trí của Thái Lan đã tụt xuống đứng thứ 6.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, trong top 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Thái Lan, xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản giảm trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng. 

Xuất khẩu tôm của Thái Lan sang một số thị trường EU như Anh, Italy tăng trong khi xuất khẩu sang Đức, Pháp, Mexico giảm.

Từ 2007 - 2012, Thái Lan là nước sản xuất, xuất khẩu tôm đứng đầu thế giới. Từ 2013 - 2017, Thái Lan tụt xuống vị trí thứ 5 sau Ấn Độ, Việt Nam, Ecuador và Trung Quốc. Năm 2018, Thái Lan đứng thứ 6 trên thế giới về giá trị xuất khẩu tôm, chiếm 6% trên tổng giá trị xuất khẩu tôm của thế giới.

untitled637007742045394981

Nguồn: VASEP

Trong giai đoạn 10 năm (2009 - 2018), xuất khẩu tôm của Thái Lan tăng trưởng tốt từ 2007 - 2011 do sản lượng trong nước tăng nhanh trong khi chưa phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nguồn cung đối thủ. Năm 2012, Thái Lan phải đối mặt với dịch EMS ở tôm nuôi trên diện rộng, khiến sản lượng giảm mạnh, kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm.

Từ 2012 - 2015, xuất khẩu tôm của Thái Lan giảm liên tục và giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2015 do chưa thể phục hồi sản lượng sau dịch EMS, giá tôm toàn cầu giảm cộng với biến động tiền tệ. 

Trong giai đoạn này, Thái Lan phải đối mặt với nhiều rào cản từ các thị trường nhập khẩu tôm của nước này. 

Ngành tôm Thái Lan gặp khó khăn trong việc duy trì khả năng cạnh tranh sau khi nước này bị Mỹ liệt vào danh sách các nước có nạn buôn người nghiêm trọng nhất thế giới trong tháng 6/2014.

Tôm hấp và chế biến của Thái Lan xuất sang EU không còn được hưởng quy chế ưu đãi GSP từ 2014 nên mức thuế tăng lên 20%. Tôm nguyên liệu đông lạnh cũng bị mất thuế GSP 4% từ tháng 1/2015 và Thái Lan phải chịu mức 12%.

Sau khi phục hồi trong năm 2016, xuất khẩu tôm Thái Lan lại quay đầu giảm. Năm 2018, xuất khẩu tôm Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong giai đoạn 10 năm (2009-2018).

6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 60.101 tấn, trị giá hơn 615 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, ảnh hưởng tới giá xuất khẩu tôm của Thái Lan. 

Bên cạnh đó, Thái Lan đang gặp một số vấn đề về dịch bệnh và thu hẹp diện tích sản xuất tôm. Khả năng cạnh tranh về giá của tôm Thái Lan cũng thấp hơn so với Ấn Độ và Indonesia.

Trong top các thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Thái Lan, Nhật Bản đứng ở vị trí số một, chiếm 32,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước này. Mỹ đứng thứ hai với 32%. Tiếp đó là Trung Quốc và Canada lần lượt chiếm 11% và 4%.

Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Thái Lan sang Mỹ đạt gần 197 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang Nhật đạt gần 199 triệu USD, giảm 7%. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 66 triệu USD, tăng 71%.

Trên thị trường Mỹ, Thái Lan ngày càng giảm xuất khẩu sang thị trường này do thuế chống bán phá giá cao, cạnh tranh mạnh về giá và nguồn cung so với các đối thủ khác như (Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia).

Trên thị trường EU, Thái Lan cũng giảm xuất khẩu do phải chịu thuế cao so với các nguồn cung đối thủ trên thị trường này.

Thái Lan duy trì được khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường Trung Quốc do lợi thế giá rẻ, nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc ngày càng tăng. Tại thị trường Nhật Bản, Thái Lan vẫn duy trì ổn định xuất khẩu mặt hàng tôm HS 030617.

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.