Thời chứng khoán mua là lãi: Nhiều doanh nghiệp kiếm hàng chục tỉ đồng dù đầu tư kiểu 'tay ngang'
Trong bối cảnh triển vọng kinh tế còn nhiều bất định và lãi suất huy động liên tục giảm, thị trường chứng khoán đang trở nên hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản.
Không chỉ những nhà đầu tư cá nhân mà nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư và kiếm lời từ chứng khoán.
Vĩnh Hoàn lãi hàng chục tỉ đồng từ đầu tư chứng khoán
Hoạt động kinh doanh có lãi nhiều năm qua đã giúp CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) tích luỹ được khoản tiền nhàn rỗi gần 1.500 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng để hưởng lãi.
Trong quí II, Vĩnh Hoàn đã sử dụng 193 tỉ đồng đầu tư vào một số bluechip trên sàn như MWG (87,3 tỉ đồng), FPT (29 tỉ đồng) và HPG (23,6 tỉ đồng).
Sang đến quí III/2020, Vĩnh Hoàn giảm qui mô danh mục đầu tư chứng khoán xuống còn 118 tỉ đồng. Trong đó, công ty rót 38 tỉ đồng vào cổ phiếu VNM, 29 tỉ đồng vào FPT và 44 tỉ đồng vào HPG. Như vậy, Vĩnh Hoàn đã chốt lời cổ phiếu MWG và đầu tư thêm vào các mã VNM, FPT và HPG.
Xét theo giá trị hợp lí tại ngày 30/9, danh mục đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp cá tra này đang lãi khoảng 12 tỉ đồng, trong đó cổ phiếu HPG đem về khoản lãi nhiều nhất với hơn 6 tỉ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Vĩnh Hoàn ghi nhận lãi chứng khoán kinh doanh là 36,7 tỉ đồng, đồng thời lỗ chứng khoán kinh doanh 10,3 tỉ đồng. Như vậy, công ty đã lãi khoảng 26,4 tỉ đồng từ đầu tư chứng khoán trong 9 tháng đầu năm nay.
Sách Giáo dục tiếp tục chốt lời trong quí III, cơ cấu danh mục đầu tư
Tương tự như Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại TP Hà Nội (Mã: EBS) tiếp tục có quí III đầu tư khởi sắc. Trong quí III, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính là 2,6 tỉ đồng, trong đó doanh thu hoạt động tài chính khác (bao gồm đầu tư chứng khoán) là gần 1,9 tỉ đồng.
Trước đó, trong 6 tháng đầu năm nay, ách Giáo dục tại TP Hà Nội ghi nhận lãi từ mua bán chứng khoán là gần 3,3 tỉ đồng trong đó lỗ do mua bán chứng khoán là 221 triệu đồng. Như vậy, công ty đã lãi hơn 3 tỉ đồng từ đầu tư chứng khoán trong nửa đầu năm nay.
Ghi nhận trong báo cáo tài chính quí III cho thấy Sách Giáo dục tại TP Hà Nội đã cơ cấu giảm giá trị danh mục đầu tư. Thời điểm cuối quí II năm nay, giá trị danh mục chứng khoán kinh doanh của công ty là 17,9 tỉ đồng, tập trung vào các mã như HDG, LCG và LAS.
Tính đến ngày 30/9, giá trị chứng khoán kinh doanh của Sách Giáo dục tại TP Hà Nội giảm xuống còn 8,24 tỉ đồng. Tập trung vào các mã như HDG, LAS, ACB và LCG.
Hoạt động đầu tư chứng khoán của Nhà Đà Nẵng khởi sắc hơn trong quí III
Khác với Vĩnh Hoàn, Nhà Đà Nẵng (Mã: NDN) được biết đến là nhà đầu tư kì cựu với giá trị danh mục đầu tư thường xuyên duy trì ở mức hàng trăm tỉ đồng.
Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch COVID-19, công ty đã phải tất toán toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán trong quí II. Theo đó, Nhà Đà Nẵng đã bán một số cổ phiếu nổi bật như PNJ, FPT, PHR, GVR, VNM. Việc bán cắt lỗ danh mục đầu tư trong quí II khiến công ty hạch toán lỗ đầu tư chứng khoán gần 24 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sang đến quí III, Nhà Đà Nẵng khởi sắc hơn trong hoạt động đầu tư. Tính đến ngày 30/9, giá trị đầu tư chứng khoán của Nhà Đà Nẵng là gần 103 tỉ đồng.
Danh mục đầu tư cổ phiếu của công ty tập trung vào một số mã như DBC (24,9 tỉ đồng), DCM (12,8 tỉ đồng), TAR (13,9 tỉ đồng)... Danh mục này đang tạm lãi hơn 4 tỉ đồng.
Ghi nhận trong qui III, lãi từ đầu tư chứng khoán của Nhà Đà Nẵng là 12,9 tỉ đồng, gấp hơn 2,5 lần cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, công ty hạch toán lỗ đầu tư chứng khoán 25,3 tỉ đồng, hoàn nhận dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và các khoản đầu tư 23,3 tỉ đồng. Như vậy, Vĩnh Hoàn đã có lãi trở lại trong đầu tư chứng khoán.
SIP lãi đậm với các cổ phiếu cao su
Với nguồn tài chính dồi dào, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) cũng đổ hàng trăm tỉ đồng đầu tư chứng khoán nhiều năm qua.
Tính tới ngày 30/9, Đầu tư Sài Gòn VRG giải ngân khoảng 577 tỉ đồng vào chứng khoán. Trong đó, công ty tập trung rót tiền vào cổ phiếu ngành cao su như Cao su Việt Nam (GVR) với giá trị 260 tỉ đồng, Cao su Miền Nam (CSM) với 140 tỉ đồng và Cao su Tây Ninh (TRC) với 174 tỉ đồng.
Ước tính theo giá thị trường thời điểm cuối quí III/2020, những khoản đầu tư này của SIP đang lãi tạm 61 tỉ đồng. Trong 9 tháng đầu năm nay, SIP ghi nhận lãi từ bán các khoản đầu tư là 30,2 tỉ đồng.
Những doanh nghiệp tăng sở hữu cùng ngành
Thay vì đầu tư vào những mã nổi bật trên thị trường, nhiều doanh nghiệp có xu hướng gia tăng sở hữu cổ phiếu tại các doanh nghiệp cùng ngành.
Đơn cử như CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã: GIL). Theo ghi nhận, trong 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp dệt may này gia tăng qui mô danh mục đầu tư chứng khoán gấp 5 lần từ 3 tỉ đồng lên 14,7 tỉ đồng. Theo đó, Gilimex tập trung mua cổ phiếu GMC của Garmex Sài Gòn với giá trị 11,7 tỉ đồng.
Trong khi đó, Tập đoàn ASG chủ yếu gia tăng khoản đầu tư vào các mã như HTV của Logistics Hàng không (37,5 tỉ đồng), NCT của Dịch vụ hàng hoá Nội Bài (33 tỉ đồng) hay MAS của Dịch vụ HK Sân bay Đà Nẵng (10 tỉ đồng).
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/