|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thiếu trầm trọng chuyên gia quản lý tài sản, các hãng sẵn sàng tăng lương 30-45% để 'câu' người của nhau

15:31 | 04/09/2018
Chia sẻ
Số lượng các triệu phú tại Châu Á đang tăng nhanh chóng như nấm mọc sau mưa. Cùng với đó là cuộc chiến trong ngành quản lý tài sản của các triệu phú này cũng diễn ra ngày càng khốc liệt. Các công ty quản lý tài sản đang phải đẩy mức thu nhập của các giám đốc quản lý lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trở lại đây để thu hút nhân tài.
thieu tram trong chuyen gia quan ly tai san cac hang san sang tang luong 30 45 de cau nguoi cua nhau CEO công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới: chiến tranh thương mại có thể thổi bay 15% vốn hóa thị trường chứng khoán

Theo thông tin từ một số nhà tuyển dụng, những chuyên gia quản lý tài sản tại Hong Kong và Singapore có thể được tăng lương 30% nếu nhảy việc sang đầu quân cho công ty đối thủ.

Ngân hàng Singapore đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng các giám đốc quản lý tài sản tại Hong Kong và Singapore. Ông Derrick Tan, Giám đốc Khu vực Trung Quốc mở rộng và Bắc Á của ngân hàng này cho biết: “Thị trường này đầy rẫy tiềm năng. Ngày nào chúng tôi cũng tìm được thêm những khách hàng giàu có mới”.

Theo ước tính của Credit Suisse, tại Singapore và Hong Kong - hai thành phố trung tâm tài chính ngân hàng của khu vực chỉ có chưa đầy 10.000 chuyên gia quản lý tài sản có chứng chỉ hành nghề. Trong khi đó, theo số liệu từ Capgemini SE, năm ngoái mỗi ngày khu vực này có thêm gần 2.000 triệu phú.

thieu tram trong chuyen gia quan ly tai san cac hang san sang tang luong 30 45 de cau nguoi cua nhau
Giá trị khoản tiết kiệm, tài sản tài chính và bất động sản do các tỷ phú châu Á nắm giữ. Theo Bloomberg, đơn vị: tỷ USD.

Bà Amy Lo, Chủ tịch Hiệp hội Quản lý Tài sản Tư nhân của Hong Kong và là người có 30 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính nhận định: “Với một thị trường khổng lồ như thế này, số lượng nhân sự hiện nay chắc chắn không đủ. Vì thế nên đang diễn ra một cuộc chiến để tranh giành nhân tài. Giữ chân người giỏi không hề dễ dàng khi mà họ có thể được tăng lương từ 20% - 30% và còn được thăng chức”.

Trung bình, một giám đốc quan hệ khách hàng tại một ngân hàng lớn quản lý khối tài sản trị giá khoảng 341 triệu USD. Một số nhà tuyển dụng và lãnh đạo ngân hàng ước tính, khi những người này nhảy việc, họ thường mang theo tới một nửa số tài sản mà họ quản lý ở công ty cũ đi.

Ông Geoffrey Bevan trưởng nhóm tuyển dụng nhân sự ngân hàng Hong Kong tại Asia Carbon Search nói: “Giá trị tài sản quản lý là tất cả. Ngân hàng kiếm được khá nhiều tiền từ quản lý tài sản nên sẵn sàng trả lương cao cho các nhân sự giỏi. Những ai thuộc vào loại top với giá trị tài sản quản lý lớn và tỷ suất sinh lợi cao thường rất được săn đón với thù lao hẫu hĩnh".

Theo ông Bevan, lương cơ bản có thể tăng từ 30% - 45% khi thay đổi chỗ làm. “Đây là mức tăng lớn nhất mà tôi từng thấy trong 10 năm qua".

Nhu cầu đối với những nhà quản lý tài sản biết tiếng Trung là cao nhất. Trung Quốc là thị trường tăng trưởng nhanh nhất châu Á với hơn 1,2 triệu người có tài sản trên 1 triệu USD, đa phần đều khá xa lạ với thế giới ngân hàng tư nhân. Nhiều người để tài sản ở nước ngoài tại Hong Kong và Singapore nơi họ sở hữu bất động sản, doanh nghiệp, thậm chí gửi con cái đến học.

Ở Singapore, nơi được lấy làm bối cảnh cho bộ phim “Crazy Rich Asians”, hơn 1/3 số chung cư cao cấp bán cho người nước ngoài kể từ năm 2013 được mua bởi người mang quốc tịch Trung Quốc.

Một người biết tiếng Trung (muốn giấu tên) với vài năm kinh nghiệm làm việc trong ngành quản lý tài sản cho biết anh ta được tăng lương 30% sau khi chuyển sang làm cho một công ty khác tại Singapore khi công ty này mở rộng bộ phận quản lý khách hàng Trung Quốc tại nước ngoài.

Tại Hong Kong, một lãnh đạo ngân hàng cấp cao với hơn 10 năm kinh nghiệm tại một ngân hàng tư nhân top 1 đã rời khỏi vị trí này, kéo theo một số nhân viên để sang làm cho một công ty Châu Âu.

Nhiều lãnh đạo ngân hàng và công ty quản lý tài sản đang cố gắng xây dựng đội ngũ nhân viên để tạo quan hệ lâu dài với những gia đình giàu có mới nổi tại châu Á. Nhưng tình hình nhân sự xáo trộn với liên tục những kẻ vào người ra khiến nhiều lãnh đạo phải nản lòng.

Ông Benjamin Cavalli, giám đốc quản lý tài sản khu vực Nam và Đông Nam Á của Credit Suisse chia sẻ “Hoạt động kinh doanh của chúng tôi mang tính dài hạn, khách hàng của chúng tôi cũng là khách hàng lâu dài. Chúng tôi muốn quản lý tài sản của khách hàng trong 5 – 6 thế hệ. Nếu nhân viên cứ nhảy việc 2 hoặc 3 năm một lần, điều đó có nghĩa là họ chỉ nghĩ cho mình chứ không vì khách hàng”.

Tại ngân hàng Singapore, ông Derrick Tan dự tính xây dựng một trường đào tạo các nhà quản lý tài sản chuyên biệt thông qua việc tuyển dụng 10 sinh viên đã tốt nghiệp từ các trường đại học top dầu như Tsinghua và Oxford, biết tiếng Trung để đào tạo trong 18 tháng. Tuy vậy, những học viên này thường phải mất 5 năm nữa mới có thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để quản lý khối tài sản trên 200 triệu USD của các khách hàng.

Trong khi đó ông Derrick Tan cần thêm 150 chuyên gia quản lý tài sản tại Hong Kong và Singapore trước năm 2020.

“Thị trường đang rất “đói” nhân sự”, ông nói.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.