|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thiếu lợn giống sau dịch tả lợn châu Phi

14:28 | 09/05/2020
Chia sẻ
Giá lợn giống cao ngất ngưởng nhưng khan hiếm, khiến nhiều hộ chăn nuôi ở nhiều tỉnh phía bắc không mặn mà tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi.
Thiếu lợn giống sau dịch tả lợn châu Phi - Ảnh 1.

Giá lợn giống dao động từ 2,5 - 3 triệu/con, cao gấp 2 - 3 lần so với trước khi có dịch tả lợn châu Phi ẢNH: P.HẬU

Có tiền cũng không dễ mua, chờ cả tháng !

Thôn Từ Tây, xã Yên Phú là một vùng nuôi lợn lớn nhất H.Yên Mỹ, Hưng Yên. Tại đây có 50 hộ, nuôi hàng vạn con lợn. Nhưng sau hơn một năm khi dịch tả lợn châu Phi đi qua, nhiều hộ vẫn gặp khó khăn để tái đàn lợn.

Đối với đường bộ, Cục Chăn nuôi mới tiếp nhận một doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu 60.000 lợn giống bố, mẹ từ Thái Lan qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Tuy nhiên lợn giống nhập về Việt Nam cũng cần vài tháng để phối giống và sinh sản nên dự báo phải đến tháng 9 - 10 mới có lợn giống ra thị trường.

Theo bà Nguyễn Thị Năm, từng là chủ trại lớn ở Từ Tây, tình trạng khan hiếm lợn giống khiến dân làng khó tái đàn. “Mỗi con lợn giống nặng 6 - 7 kg giá đến 2,5 - 2,8 triệu đồng, gấp 2 - 3 lần so với trước khi có dịch. Nhưng muốn mua cũng phải đăng ký với trại giống từ 20 - 30 ngày”, bà Năm nói.

Bỏ không chuồng trại để khử trùng trong nhiều tháng qua, bà Bùi Thị Duyên, cùng ở thôn Từ Tây, cho rằng chi phí chăn nuôi lợn hiện giờ gấp đôi so với trước nên khó có lãi, dù giá lợn hơi cao. Theo bà Duyên, chi phí nuôi mỗi con lợn khoảng 6 - 6,5 triệu đồng gồm giống, thức ăn, chăm sóc thú y và đạt trọng lượng hơn 100 kg trở lên khi xuất bán, giá không dưới 60.000 đồng/kg thì người chăn nuôi mới có lãi. Nhưng một lứa lợn mất từ 5 - 5,5 tháng, không ai dự đoán được diễn biến giá cả, dịch bệnh như thế nào.

Chủ một trang trại ở vùng chăn nuôi lợn lớn nhất H.Đan Phượng (Hà Nội), anh Trần Văn Lâm, ở xã Trung Châu, cho biết khi chưa có dịch tả lợn châu Phi, xã Trung Châu có khoảng 5.000 lợn nái nhưng nay còn chưa đến 1.500 con. Theo anh Lâm, số lợn giống các trại bán ra mỗi tháng khoảng hơn 2.000 con, không thể đáp ứng nhu cầu. “Giá lợn giống lên tới 2,8 - 3 triệu đồng/con nhưng cũng không dễ mua”, anh Lâm nói.

Lợn giống ngoại khó về Việt Nam

Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), thống kê đến nay đã có trên 99% số xã đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch tả lợn châu Phi, đây là điều kiện tốt nhất để khuyến khích tái đàn nuôi lợn trở lại. Nhưng ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi vẫn nặng nề khi từ tháng 5 - 7.2019, có tháng cao điểm tiêu hủy đến 1,27 triệu con lợn. Lợn nái chết do dịch, người chăn nuôi không phối giống lợn để bảo vệ đàn nái là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm lợn giống.

Theo thống kê, đàn lợn nái, lợn cụ kỵ ông bà còn nằm chủ yếu ở 17 doanh nghiệp chăn nuôi lớn, chiếm khoảng 35% thị phần toàn ngành. Tuy nhiên, để giữ lại giống tái đàn, doanh nghiệp không bán giống ra ngoài khiến khu vực chăn nuôi nông hộ càng khó mua lợn giống để tái đàn.

Ông Nguyễn Văn Trọng cũng cho biết, Bộ NN-PTNT đang tạo điều kiện để nhập lợn giống ngoại về nước. Nhưng đến ngày 13.4, các doanh nghiệp chỉ nhập được trên 3.000 lợn giống thế hệ bố mẹ, cụ kỵ, ông bà, do các chuyến bay ngừng hoạt động vì dịch Covid-19, khiến lợn giống ngoại không có đường về Việt Nam. Có doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu 2.000 con nhưng đến nay chưa nhận được con nào.

“Bộ NN-PTNT yêu cầu các doanh nghiệp nhập lợn giống phải nặng 80 kg trở lên để về Việt Nam có thể phối giống, có con ngay”, ông Trọng nói.

Hoàng Phan

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.