Thiếu cảng nước sâu là rào cản phát triển kinh tế biển
Hội nghị VPA 2017 do Cảng Đà Nẵng đăng cai tổ chức có trên 500 đại biểu đến từ 69 cảng trên cả nước; đại diện của các Hiệp hội và các bên liên quan khác trong cộng đồng hàng hải |
Theo lãnh đạo VPA, những năm gần đây, hệ thống cảng biển Việt Nam và miền Trung đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, đầu tư cơ sở hạ tầng, cùng hệ thống giao thông kết nối; tạo sự thuận lợi, phát triển thông thương, hàng hóa.
Thống kê năm 2016, tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng thành viên tăng trưởng khoảng 5,4%, trong đó container khoảng 3,5%. Tuy nhiên lãnh đạo VPA đánh giá mức tăng không đồng đều, thiếu bền vững. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hàng hóa thậm chí còn bị giảm khoảng 23% so với năm trước. Trong số 67 thành viên, chỉ có 4 thành viên đạt sản lượng trên 10 triệu tấn, 9 cảng đạt 5 – 10 triệu tấn...
Ông Lê Công Minh - Chủ tịch VPA cho rằng: năng lực hàng hóa thông qua các cảng chưa tươg xứng với tiềm năng bởi thiếu hạ tầng cảng nước sâu.
“Hiện nay có hơn 80% lượng hàng container xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn phải sử dụng cảng biển và tàu con cỡ nhỏ gây rất nhiều tổn phí và cả tổn phí cơ hội cho các chủ hàng", ông Minh nhận định.
Tổng năng lực thông qua của cụm cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải và Lạch Huyện được đánh gia chưa đáp ứng nhu cầu. Cùng với đó, tình trạng giá phí dịch vụ còn thiếu minh bạch ở nhiều nơi đang làm ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của cảng biển và tính cạnh tranh của hàng xuất nhập khẩu Việt Nam so với bên ngoài.
Cũng theo ông Minh, cơ chế và năng lực quản lý cạnh tranh quốc tế tại thị trường dịch vụ hàng hải Việt Nam còn bị hụt hẫng và chưa bám sát nhu cầu thị trường và năng lực quản lý theo vùng miền.
Hội nghị cũng đã trao hai nhà tình nghĩa trị giá mỗi căn 70 triệu đồng từ quỹ VPA. |
Trên 500 đại biểu đến từ 69 cảng trên cả nước; đại diện của các Hiệp hội và các bên liên quan khác trong cộng đồng hàng hải cùng phân tích những khó khăn và thuận lợi của hiệp hội cảng biển Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng như trong thời gian đến ở mỗi khu vực trên cả nước như cảng TP Hồ Chí Minh, cảng Hải Phòng, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung…
Các thành viên VPA thống nhất đưa ra 12 kiến nghị, giải pháp phát triển, nâng cao năng lực thực sự cho hệ thống các cảng biển nước nhà. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển phải là đòn bẩy chiến lược trong phát triển hàng hải và kinh tế biển... qua đó Nhà nước và các cơ quan chức năng xem xét mở ra các cơ chế, chủ trương, chính sách phù hợp, giúp quản lý và quy hoạch phát triển các cảng biển một cách hiệu quả hơn.
Cùng với đó, theo VPA, mô hình cơ quan quản lý cảng phải cho từng vùng kinh tế trọng điểm để khai thác tốt năng lực các doanh nghiệp đầu tư, song hành với việc tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước.
Phó Thủ tướng đề nghị nghiên cứu một cảng nước sâu cho vùng ĐSBCL Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành đặt ra phương án nghiên cứu một cảng nước sâu cho Đồng bằng sông ... |
Cà Mau đề xuất đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu Hòn Khoai Cà Mau vừa đề xuất Chính Phủ bổ sung cảng Hòn Khoai vào danh mục dự án PPP để thực hiện trong thời gian tới |
Không chỉ có thép, Cà Ná còn có cảng nước sâu Ngành cảng biển Việt Nam có biên lợi nhuận gộp cao nhất trong chuỗi cung ứng logistics. Thế nhưng, lợi nhuận của các doanh nghiệp ... |