|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thiết bị điện Gelex chốt lời hơn 18 triệu cổ phiếu DDV

12:01 | 10/03/2021
Chia sẻ
Công ty con của Gelex đã chính thức rút khỏi danh sách cổ đông của DAP - Vinachem từ ngày 2/3 sau giao dịch bán sạch 18 triệu cổ phiếu DDV.

CTCP Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric), thành viên của Tổng Công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex - Mã: GEX) công bố thông tin đã bán toàn bộ hơn 18 triệu cổ phiếu DDV, tương đương 12,38% vốn điều lệ của CTCP DAP - Vinachem và chính thức rút khỏi danh sách cổ đông của công ty từ ngày 2/3.

Động thái thoái vốn của Gelex Electric diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu DDV tăng mạnh và lập đỉnh 1 năm tại vùng giá 16.500 đồng/cp. Tạm tính tại mức giá chốt phiên 2/3 là 12.400 đồng/cp, công ty con của Gelex thu về hơn 223 tỷ đồng sau thương vụ trên.

Thiết bị điện Gelex liên tục mua gom cổ phiếu DDV nhằm tăng sở hữu tại DAP - Vinachem trong năm 2020. Riêng tháng 3/2020, đơn vị này đã mua vào gần 21,3 triệu cổ phiếu DDV trong các phiên 12/3, 13/3 và 17/3. Đến tháng cuối tháng 10/2020, Thiết bị điện Gelex đã bán ra hơn 7 triệu cổ phiếu DDV.

Thiết bị điện Gelex chốt lời hơn 18 triệu cổ phiếu DDV tại vùng giá cao - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu DDV trong vòng nửa năm trở lại đây. (Nguồn: VNDirect).

Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2020, DAP - Vinachem ghi nhận doanh thu đạt 1.947,5 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2019. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của công ty là 16,3 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm 2019.

Tính riêng quý cuối năm ngoái, công ty báo lãi 56 tỷ đồng, gấp 14 lần cùng kỳ năm 2019. Mức lãi trong quý IV này đã xóa luôn con số lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm của công ty hơn 40 tỷ đồng.

Mặc dù báo lãi trong 4 năm liên tiếp nhưng tính đến cuối năm 2020, DAP - Vinachem vẫn đang ôm lỗ lũy kế 194,4 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của công ty là 1.534,8 tỷ đồng, giảm 364,6 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.