[Thị trường thế giới ngày 20/5] Giá vàng ghi nhận tuần tăng nhiều nhất kể từ tháng 4
Bảng cập nhật tình hình thị trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 19/5. Tổng hợp: Tố Tố. |
Trên thị trường vàng, giá tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (19/5), ghi nhận tuần tăng nhiều nhất trong 5 tuần nhờ đồng USD giảm do bất ổn chính trị ở Mỹ đẩy nhu cầu về vàng tăng lên.
“Bất ổn chính trị ở Mỹ đã khiến đồng USD giảm xuống, cảm nhận của thị trường trong tuần này đã hỗ trợ cho giá vàng”, chuyên gia phân tích Jens Pedersen của ngân hàng Danske cho biết. Ông cũng nói thêm việc giá vàng có giữ được đà tăng trong tuần sau hay không vẫn chưa rõ ràng.
“Rủi ro chính trị đã quay trở lại sau khi các nhà đầu tư tham gia vào thị trường quá lạc quan về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Pháp. Tâm lý thích rủi ro đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, chuyên gia phân tích Carstern Fritsh của ngân hàng Commerzbank phát biểu.
Bên cạnh đó, giá vàng cũng nhận được sự ủng hộ saukhi chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (Fed) ở St. Louis, ông James Bullard nói rằng kế hoạch về nâng lãi suất của Fed là quá nhanh cho một nền kinh tế đang có dấu hiệu suy yếu trong thời gian gần đây.
Trên thị trường dầu, giá dầu thô giao tương lai tăng vì các nhà đầu hướng sự tập trung về cuộc họp của OPEC sẽ diễn ra trong tuần tới trong bối cảnh kỳ vọng các thành viên OPEC sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm tăng lên.
Giá dầu ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp với mức giá trên 50 USD lần đầu tiên kể từ tháng 4.
Các nhà đầu tư hy vọng cam kết cắt giảm sẽ được nới tới tháng 3/2018, sau khi Bộ trưởng Năng lượng của Algeria, ông Noureddine Boutarfa cho biết hầu hết các thành viên của OPEC ủng hộ đề xuất của Arab Saudi và Nga về việc kéo dài việc giảm sản lượng đến tháng 3 năm sau.
Đầu tuần này, Arab Saudi và Nga đã thống nhất rằng cắt giảm sản lượng cần được nới thêm 9 tháng nữa.
Trong khi đó, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố báo cáo hàng tuần cho thấy số lượng giàn khoan của Mỹ đã tăng 8 giàn lên 720 giàn khoan, gợi ý rằng sản lượng sản xuất của Mỹ sẽ còn tăng nữa.
Trên thị trường tiền tệ USD giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đánh dấu tuần thể hiện tệ nhất so với các đồng tiền chủ chốt khác kể từ tháng 4/2016, và từ bỏ đà tăng kể từ khi ông Donald Trump giành chiến thằng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Sự náo động về sự kiện mới đây ông Trump sa thải giám đốc FBI James Comey, người giám sát việc điều tra về mối liên hệ có thể có giữa đội chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga, đã gây áp lực lên đồng USD.
“Nhìn chung đồng USD đã có một sự thể hiện không tốt trong tuần này, và nguyên nhân là do rủi ro chính trị ở Washington. Trong khi, chúng ta đã thấy có một chút cải thiện trong ngày thứ Năm, vẫn cần phải quay lại với sự thật rằng đồng USD đang trong đà suy yếu”, ông John Doyle, giám đốc thị trường của công ty Tempus, Washington, cho biết.
USD cũng chịu ảnh hưởng từ sự hồi phục của đồng euro, có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số đô la. Đồng tiền chung châu Âu đã tăng hơn 25% trong tuần vừa rồi, ghi nhận đợt thể hiện tốt nhất kể từ tháng 2/2016.
Các nhà phân tích nhận định, sự tiến triển của đồng euro được kích thích bởi khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ thắt chặt chương trình kích thích tiền tệ, với các báo cáo gần đây cho thấy một sự phục hồi mạnh mẽ đang diễn ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng sau khi đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, với cổ phiếu các ngành dầu khí, công nghiệp, và nguyên liệu cơ bản tăng điểm.
Cổ phiếu phục hồi nhưng trượt khỏi mức tốt nhất, sau khi một báo cáo được đăng tải trên tờ New York Times về chi tiết của cuộc gặp mặt gần đây của tổng thống Trump với Bộ trưởng Ngoại giao của Nga tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng.