Thị trường ngoại hối hôm nay (17/5): Bảng Anh lơ lửng trên mức đáy của 4 tháng khi 'nỗi ám ảnh' Brexit quay trở lại
Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay
Hôm nay (17/5), vào lúc 17h00 giờ Việt Nam có 3/10 cặp tiền tệ cơ bản tăng điểm và 7 cặp còn lại giảm điểm.
Tỉ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing)
Trong khi đó, cặp USD/CAD tăng cao nhất với mức tăng 0,27% và cặp GBP/JPY giảm nhiều nhất với mức giảm 0,4%.
Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)
Bảng Anh lơ lửng trên mức đáy của 4 tháng
Đồng bảng Anh (GBP) đã lơ lửng ngay trên mức thấp nhất trong 4 tháng đầu năm tại châu Âu khi những lo ngại về Brexit quay trở lại ám ảnh sau một tháng tương đối bình tĩnh.
Vào lúc 7h00 GMT, đồng bảng Anh ở mức 1,2786 USD và đã giảm xuống còn 1,432 so với đồng euro do lo ngại rằng Anh có thể rời khỏi EU mà không có bất kì thỏa thuận nào.
Đồng bảng Anh tuột dốc sau khi Thủ tướng Theresa May nói với các thành viên trong đảng của bà rằng sẽ lên kế hoạch cho sự ra đi của mình vào tháng tới, bất kể liệu Thỏa thuận Brexit có được thông qua tại Hạ viện vào lần thứ tư hay không. Có rất ít dấu hiệu cho thấy nó sẽ thành công.
Với tư thế ủng hộ Brexit của Đảng Bảo Thủ, có khả năng bà May sẽ được thay thế bằng ông Hard Brexiteer, người có thể sẽ để Anh rời khỏi EU mà không cần thỏa thuận. Một số thông tin xác nhận rằng cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Vladimir Johnson sẽ đứng ra tranh cử.
Đồng USD mạnh trở lại so với nhân dân tệ
Mặc dù mất điểm so với đồng yen Nhật trú ẩn an toàn, chỉ số đồng USD Index, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6loại tiền tệ chính, đã đạt mức cao nhất trong hai tuần là 97,708 qua đêm trước khi rút về 97,607.
Đồng USD cũng đã mạnh trở lại so với đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc sau khi thái độ của Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn. Đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng là 6,9449, trong khi tỷ giá chính thức lần đầu tiên tăng trên 6,90 kể từ tháng 12.
"Chúng tôi đã không thể thấy bất kì sự chân thành nào từ Mỹ trong việc thúc đẩy các cuộc đàm phán", hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho biết. "Nếu người Mỹ phớt lờ ý chí của người dân Trung Quốc, thì có lẽ họ đã giành được một câu trả lời thích đáng từ phía Trung Quốc".
Số liệu được công bố vào đầu tuần này cho thấy sự chậm lại mạnh mẽ trong cả sản xuất công nghiệp và bán lẻ trong tháng 4 tại Trung Quốc, ngay cả trước khi các cuộc đàm phán thương mại trở nên tồi tệ hơn.
Một nhà kinh tế của ING cho biết, nếu dữ liệu về hoạt động vào tháng 5 và tháng 6 có dấu hiệu chậm lại thì tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong hai quí đầu năm có thể giảm xuống dưới 6,0% so với cùng kì năm trước. Bà lưu ý rằng sự chậm lại trong tháng 4 có thể phản ánh về sự không cấp bách của chính quyền Bắc Kinh để cung cấp sự kích thích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, "sự khẩn cấp đó có thể dễ dàng trở lại bây giờ", bà nói thêm.