|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (16/4): Đồng USD 'trôi giạt' sau khi Chủ tịch Fed khu vực Chicago ủng hộ ngừng tăng lãi suất dài hạn

17:35 | 16/04/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD đi ngang sau khi Chủ tịch Fed khu vực Chicago ủng hồ ngừng tăng lãi suất; Reserve Bank of Australia bước chân vào hàng ngũ các ngân hàng chấp thuận nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (16/4), vào lúc 16h25 giờ Việt Nam có 7/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 3 cặp còn lại tăng điểm.

Thị trường ngoại hối hôm nay (16/4): Đồng USD trôi giạt sau khi Chủ tịch Fed khu vực Chicago ủng hộ ngừng tăng lãi suất dài hạn - Ảnh 1.

Tỉ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing)

Trong khi đó, cặp USD/CAD tăng cao nhất với mức tăng 0,21% và cặp AUD/USD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,36%.

Thị trường ngoại hối hôm nay (16/4): Đồng USD trôi giạt sau khi Chủ tịch Fed khu vực Chicago ủng hộ ngừng tăng lãi suất dài hạn - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)

Thị trường ngoại hối hôm nay (16/4): Đồng USD trôi giạt sau khi Chủ tịch Fed khu vực Chicago ủng hộ ngừng tăng lãi suất dài hạn - Ảnh 3.

Chủ tịch Fed khu vực Chicago bình luận, đồng USD ngay lập tức đi ngang

Đồng USD vẫn đi ngang trong phiên giao dịch sớm tại châu Âu vào hôm nay (ngày 16/4), sau khi giảm mạnh vào cuối phiên giao dịch hôm qua.

Nguyên nhân cho sự sụt giảm vào cuối hôm qua là do những bình luận từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khu vực Chicago Charles Evans, theo đó ông Evans ngụ ý rằng sẽ không có thay đổi về lãi suất trong một năm tới.

Ông Evan đã nói với tờ CNBC rằng ông sẽ ủng hộ giữ nguyên lãi suất cho đến mùa thu năm 2020, nhằm bảo đảm lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu 2% của Fed sau khi thụt lùi vào những tháng gần đây.

"Tôi có thể thấy lãi suất sẽ không thay đổi cho đến mùa thu năm 2020. Đối với tôi, điều đó có thể giúp hỗ trợ triển vọng lạm phát của Mỹ và đảm bảo rằng lạm phát được duy trì ổn định ở mức 2% hoặc cao hơn một chút", ông Evans nói.

Cho đến nay, lập trường chính sách mềm mỏng hơn của Fed chưa gây ra bất kì suy yếu đáng kể nào đối với đồng USD, nhất là vì nhiều ngân hàng trung ương khác đã chấp nhận không tăng lãi suất trong thời gian tới.

Vào lúc 4h15 sáng ET (8h15 GMT), chỉ số USD Index - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 loại tiền tệ chính - đã không đổi ở mức 96,555.

Trong khi đó, đồng euro cũng không thay đổi ở mức 1,1307 USD và đồng bảng Anh thấp hơn một chút ở mức 1,3090 USD.

Tại các thị trường mới nổi, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chịu áp lực sau khi chạm mức thấp nhất trong 6 tháng so với đồng USD vào hôm qua.

Ngân hàng trung ương Australia quyết tâm nới lỏng chính sách tiền tệ

Trong đêm qua, Reserve Bank of Australia (RBA) đã trở thành ngân hàng trung ương mới nhất tiến hành chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn.

Biên bản cuộc họp chính sách mới đây của RBA cho thấy, nếu lạm phát không tăng từ mức hiện tại, và nếu tình trạng thất nghiệp bắt đầu tăng, việc giảm hối xuất tiền mặt mới có thể hợp lí.

RBA chưa động đến hối xuất tiền mặt kể từ khi cắt giảm 25 điểm cơ bản xuống 1,5% vào tháng 8/2016.

Đồng USD đã tăng 0,4% so với đồng Australian dollar sau tin tức trên.

Động thái của RBA diễn ra sau khi European Central Bank, Bank of England và Reserve Bank of New Zealand thực hiện hành động tương tự trong những tuần gần đây.

Và cuối tuần qua, Thống đốc Bank of Canada Stephen Poloz cũng đã ngụ ý rằng ngân hàng trung ương Canada sẽ không tăng lãi suất trong tương lai gần.

Nhiều dự liệu toàn cầu được công bố vào hôm nay hơn, mang đến nhiều cơ hội để đánh giá khả năng thành bại của các ngân hàng trung ương trong việc ngăn chặn sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu.

Chỉ số niềm tin ZEW của Đức sẽ được công bố vào lúc 5h sáng ET (9h GMT), trong khi dữ liệu thị trường lao động của Mỹ cho tháng 3 sẽ được công bố vào lúc 4h30 sáng (8h30 GMT).

Cuối hôm nay, dữ liệu sản xuất công nghiệp Mỹ sẽ được công bố lúc 9h15 sáng ET và chỉ số thị trường nhà ở NAHB sẽ được công khai vào lúc 10h sáng ET.

Trần Nam Thi