|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay (14/5): Dần ngấm đòn từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung

17:10 | 14/05/2019
Chia sẻ
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, tin tức truyền thông hỗn loạn liên quan đến chiến tranh thương mại khiến giới đầu tư ngoại hối chưa chấp nhận được hoàn toàn cú sốc, cũng như định hình bước đi mới trong tương lai.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (14/5), vào lúc 16h04 giờ Việt có 2/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 8 cặp còn lại tăng điểm.

Thị trường ngoại hối hôm nay (14/5): Dần ngấm đòn từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Tỉ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản (Nguồn: investing)

Trong khi đó, cặp EUR/JPY tăng cao nhất với mức tăng 0,48% và cặp USD/CAD giảm nhiều nhất với mức giảm 0,09%.

Thị trường ngoại hối hôm nay (14/5): Dần ngấm đòn từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ (Nguồn: investing)

Thị trường ngoại hối hôm nay (14/5): Dần ngấm đòn từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 3.

Mỹ - Trung liên tục đấu đá, thị trường đang từ từ tiếp nhận cú sốc

Trong phiên giao dịch sớm ngày hôm nay tại châu Âu, thị trường ngoại hối đang điều chỉnh một số chuyển động phức tạp của ngày 13/5, đồng thời từ từ tiếp nhận cú sốc từ cuộc chiến tranh thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vào lúc 3h sáng ET (7h GMT), chỉ số USD Index - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính - đã ở mức 97,115, với việc đồng USD giảm nhẹ so với đồng EUR và các đồng tiền tệ rủi ro cao như AUD nhưng lại bù lỗ được so với đồng JPY của Nhật Bản.

Cùng lúc đó đồng USD đã giữ nguyên so với đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc ở mức 6,8769.

Vào ngày 13/5, chỉ số USD Index đã chạm mức thấp nhất trong ba tuần là 96,822 do các nhà đầu tư bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ để đổ vốn vào các đồng tiền có độ an toàn cao và hi vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm 8 điểm cơ bản vào ngày hôm qua, xuống còn 2,19% và hiện đang nằm dưới mức đáy của tỉ lệ lãi suất cho vay nhằm đảm bảo yêu cầu dự trữ (Fed Fund rate) mục tiêu 2,25 - 2,5%.

Chủ tịch Fed khu vực New York John Williams cho biết trong một bài phát biểu vào ngày 13/5 rằng môi trường tỉ lệ lãi suất thấp nhiều khả năng sẽ kéo dài trong nhiều năm, tuy nhiên không gợi ý rõ về việc Fed phản ứng như thế nào trước những diễn biến mới nhất của đàm phán thương mại.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã gọi tranh chấp thương mại Mỹ - Trung là một trong những rủi ro chính cho nền kinh tế Mỹ trong buổi họp báo mới nhất.

Nhiều gợi ý về cách Fed phản ứng có thể xuất hiện khi Chủ tịch Fed khu vực thành phố Kansas Esther George phát biểu vào lúc 12h45 tối ET (16h45 GMT) và thành viên ban thống đốc Fed Mary Daly phát biểu lúc 6h tối ET (22h GMT).

Trước đó, ZEW của Đức, một trong những chỉ số niềm tin lớn của châu Âu trong tháng 5, dự kiến được công bố vào lúc 5h sáng ET (9h GMT), trong khi đồng GBP của Anh phải đối mặt với áp lực từ báo cáo thị trường việc làm vào lúc 4h30 sáng ET (8h30 GMT).

Theo đó, thị trường ngoại hối sẽ quan sát xem thu nhập bình quân của người lao động Anh có thể biện minh cho việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương nước này giữa bối cảnh Brexit bất ổn hay không.

Trần Nam Thi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.