Thị trường hàng hóa 9/4: EU vẫn là thị trường trọng điểm của tôm Việt Nam, hỗn loạn triển vọng ngành điều Việt Nam năm 2019
Na Uy từ bỏ mỏ dầu trị giá tỉ USD
Sự quan tâm của nhà sản xuất xăng dầu lớn nhất miền Tây châu Âu với dầu đang dần phai nhạt.
Đối với sự mất tinh thần của ngành dầu và các liên đoàn lao động Na Uy, cuối tuần trước, đảng Lao động đối lập đã quyết định rút phiếu ủng hộ đối với hoạt động khai thác dầu ngoài khơi đảo Lofoten ở phía bắc quốc gia này, tạo ra đa số phiếu vững chắc trong quốc hội để cấm khoan dầu trong khu vực.
Hỗn loạn triển vọng ngành điều Việt Nam năm 2019
Lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt 78.000 tấn, trị giá 625 triệu USD, tăng 4,7% về lượng, nhưng giảm 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân hạt điều tháng 3 đạt 7.800 USD/tấn, giảm 6,4% so với tháng 2. Trong quý I, giá điều xuất khẩu bình quân đạt mức 8.043 USD/tấn, giảm gần 21% cùng kỳ năm ngoái.
Indonesia đã sẵn sàng để bảo vệ ngành dầu cọ?
The Jakarta Post đưa tin, chính phủ Indonesia đã thể hiện cam kết trong việc bảo vệ ngành dầu cọ của nước này khỏi chiến dịch chống lại thứ hàng hóa này do Liên minh châu Âu (EU) phát động.
Tuy nhiên, Indonesia đã bỏ qua một số vấn đề nội bộ có thể góp phần củng cố chính sách chống dầu cọ của EU.
Nạn nhập lậu khiến lợi nhuận công ty đường của tỉ phú Châu Phi giảm 44%
Hàng nhập lậu và tình trạng tắc nghẽn tuyến đường vận chuyển hàng hóa gây sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của nhà máy đường Dangote, Nigeria.
Nhà máy đường Dangote, Nigeria, công ty sản xuất đường lớn nhất thế giới, cho biết hàng nhập khẩu bất hợp pháp với chất lượng thấp đang gây áp lực lên giá bán đường. Trong khi đó, tình trạng tắc nghẽn tuyến đường vận chuyển xung quanh khu vực sản xuất ở Lagos đang cản trở việc giao hàng cho khách.
Làm gì để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu 4,2 tỷ USD?
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu xuất khẩu tôm từ 4,1 - 4,2 tỷ USD trong năm 2019.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu tôm từ 4,1 - 4,2 tỷ USD trong năm 2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp trọng tâm trong thời gian tới nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội cho ngành tôm.
Bất chấp sụt giảm vào đầu năm, EU vẫn là thị trường trọng điểm của tôm Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), bước sang năm 2019, xuất khẩu tôm sang EU vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm. Hai tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt 76,6 triệu USD, giảm tới 27,6% so với cùng kì năm ngoái.
Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,5% tỉ trọng. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 838,3 triệu USD, giảm 2,8%.