Thị trường hàng hóa 19/7: Doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng, giá gạo xuất khẩu tăng trong tuần này
Doanh nghiệp dệt may 'kêu' khan hiếm đơn hàng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm ước đạt gần 18 tỉ USD, tăng 8,6%. Trong đó hàng may mặc đạt 14 tỉ USD, tăng 8,7%. Mặt hàng vải đạt hơn 1 tỉ SSD, tăng mạnh tới 30%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 11,4 tỉ USD tăng 5,6. Trong đó, nhập khẩu bông đạt 1,5 tỉ USD giảm 2%. Tuy nhiên, một số các mặt hàng khác như xơ, sợi, phụ liệu đều ghi nhận mức tăng 1 - 5%.
Phát biểu tại buổi họp báo sơ kết ngành dệt may 6 tháng đầu năm 2019, ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư kí Hiệp hội Dệt may, cho biết hiện tại, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may không được khả quan so với năm 2019. Tình trạng khan hiếm hiếm đơn hàng khá phổ biến.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng nhẹ nhờ nhu cầu mới từ Philippines, châu Phi
Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng từ mức 335 - 340 USD/tấnvào tuần trước lên 350 USD/tấn vào thứ Năm (18/7).
"Các nhà xuất khẩu đang tăng giá mua từ nông dân địa phương cho các giao dịch đã kí trước đó, chủ yếu là với khách hàng ở Philippines và châu Phi", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho biết.
Ngoài ra, với vụ thu hoạch mùa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sắp kết thúc, lo ngại về nguồn cung thấp đang gia tăng, một thương nhân khác cho biết.
Điều này giúp giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại nhiều địa phương ở vùng ĐBSCL tăng nhẹ trở lại khoảng 100 - 200 đồng/kg so với cách nay hơn 2 tuần.
Virus ASF được phát hiện trong sản phẩm thịt tại Bắc Ireland
Theo đó, ban quản lý sân bay đã thu giữ hơn 300 kg thịt bất hợp pháp trong tháng 6.
Bộ Nông nghiệp, Môi trường và Nông thôn Bắc Ireland (DAERA) cho biết kết quả xét nghiệm mẫu của các sản phẩm bị thu giữ tại Viện Công nghiệp Thực phẩm và Khoa học Sinh học (AFBI) đã phát hiện ra mẫu DNA virus ASF.
Người phát ngôn của DAERA xác nhận: "Các mẫu DNA của virus ASF đã được phát hiện trong xúc xích từ châu Á".
IEA tiếp tục giảm tăng trưởng nhu cầu dầu 2019 vì sự chậm lại của nền kinh tế thế giới
Theo đó, IEA điều chỉnh tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu xuống1,1 triệu thùng/ngày và có thể giảm một lần nữa nếu kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc, tiếp tục suy yếu.
Năm ngoái, IEA dự báo nhu cầu năm 2019 sẽ tăng 1,5 tiệu thung/ngày, những đã hạ dự báo tăng trưởng còn 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2019.
"Trung Quốc đang trải qua đợt tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong ba thập kỉ qua, điều tương tự cũng xảy ra đối với các nền kinh tế phát triển...
Nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ hơn dự đoán, chúng tôi có thể điều chỉnh số liệu một lần nữa vào tháng tới", ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA cho biết hôm 18/7.
Quảng Ninh đã hỗ trợ 9/14 địa phương chịu thiệt hại từ dịch tả heo châu Phi
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, để hỗ trợ người chăn nuôi chuyển đổi sang vật nuôi khác phục hồi kinh tế và đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường tiêu dùng, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi do bị dịch tả heo châu Phi (ASF).
Cụ thể, từ ngày 8 - 31/3, tỉnh Quảng Ninh có chính sách hỗ trợ 38.000 đồng/kg heo bị tiêu hủy do dịch bệnh.
Từ ngày 1/4 - 24/5, ngoài mức hỗ trợ 38.000 đồng/kg heo thịt, tỉnh đã điều chỉnh bổ sung, hỗ trợ thêm mức giá 76.000 đồng/kg đối với heo nái và heo đực.
Từ ngày 25/5 - 27/6, tỉnh tiếp tục điều chỉnh phương án hỗ trợ kinh phí 80% so với mức giá 38.000 đồng/kg.